Elon Musk đã nhiều lần nói rõ mục đích đưa con người lên Sao Hỏa với công ty SpaceX. Dĩ nhiên, giấc mơ về một ngày loài người trở thành sinh vật đa-hành-tinh, ngoài những nỗ lực tư duy sáng tạo phi thường, còn cần phải có tiền. Rất nhiều tiền.
Theo Ibtimes, Musk phát biểu trong Hội nghị Hàng không Vũ Trụ Quốc tế diễn ra vào năm ngoái rằng ông đang cố gắng tích lũy tài sản để tài trợ cho sứ mệnh Sao Hỏa này. “Tôi thật sự không có bất kì động cơ cá nhân nào để tích lũy tài sản, ngoài động cơ hiện thực hóa viễn cảnh đa-hành tinh”
Nhưng ông cũng thừa nhận rằng điều đó có thể dẫn đến kết cục trở thành một kiểu mô hình hợp tác công tư. Musk tin rằng một lúc nào đó, sự tuyệt chủng sẽ diễn ra trên trái đất, vậy nên việc trở thành một sinh vật thích nghi được ở những nơi khác ngoài trái đất là điều khả dĩ nhất mà con người có thể làm nếu muốn sống sót.
Musk bắt tay vào làm SpaceX vào năm 2002 và chính thức tiết lộ sứ mệnh Sao Hỏa của mình vào năm ngoái. SpaceX vốn đã phóng vệ tinh, cung cấp các giải pháp tái cung cấp nhiên liệu cho Trạm Vũ Trụ Quốc Tế và thành công trong việc tái sử dụng giai đoạn đầu của tên lửa. Tên lửa tái sử dụng được chính là chìa khóa của việc hạ giá du hành không gian, theo Musk.
Thêm vào đó, đã có hai người sẵn sàng kí hợp đồng với SpaceX để thám hiểm không gian. SpaceX sẽ trở họ du hành vòng quanh Mặt Trăng vào năm 2018.
Với sứ mệnh mang con người tới Sao Hỏa, có lẽ trước cả NASA, sẽ là logic nếu giả định rằng công ty đã chuẩn bị cho mình một nền tảng kĩ thuật/máy tính đủ mạnh để phác thảo chi tiết viễn cảnh của nó. Và quả thật là bài diễn thuyết chủ đạo của Musk trong hội nghị năm ngoái đã tập trung vào kế hoạch chi tiết mà SpaceX dành riêng cho dự án Sao Hỏa. Công ty thậm chí còn đưa ra những bức ảnh về việc chuyến du hành sẽ trông như thế nào.
Chuyến du hành sẽ bắt đầu với bệ phóng tên lửa lịch sử của NASA, 39A, nơi diễn ra sứ mệnh Apollo 11 đã gửi những phi hành gia đầu tiên lên mặt trăng. Bệ phóng này gần đây cũng được sử dụng bởi SpaceX cho những vụ phóng tên lửa khác. Chúng ta có thể thấy những hành khác được đưa lên quả tên lửa. Tuy nhiên họ sẽ trông thật tí hon khi đặt cạnh quả tên lửa khổng lồ
Bệ phóng thử tên lửa 39A ở trung tâm vũ trụ Kenedy thuộc bang Florida, Hoa Kỳ
Chiếc tên lửa khổng lồ sẽ phóng từ bệ 39A vào vũ trụ với mục tiêu tối thượng, đến được Sao Hỏa.
Đây là hình ảnh mà SpaceX mong muốn được trông thấy trong vụ phóng tên lửa từ 39A
Động cơ đẩy tầng một của quả tên lửa sẽ tách rời khỏi phi thuyền. Động cơ này sau đó sẽ quay về trái đất nơi mà tàu tiếp nhiên liệu chân vịt được thêm vào.
Phần động cơ đẩy của quả tên lửa sẽ rời khỏi nó và quay về Trái Đất.
Quả tên lửa sẽ phóng vọt vào không gian và nối với tàu vũ trụ để tiếp nhiên liệu cho tàu trước khi nó tiếp tục cuộc hành trình đến Sao Hỏa của mình. Quá trình này sẽ diễn ra ba đến năm lần trước khi con tàu hạ cánh thành công xuống Sao Hỏa.
Chiếc tàu sẽ tiếp nhiên liệu lại cho phi thuyền ngay khi nó còn nằm trên quỹ đạo
Chiếc tàu tiếp nhiên liệu sau đó sẽ quay về trái đất ngay khi quá trình tiếp nhiên liệu hoàn thành , trong khi phi thuyền sẽ bắt đầu khởi hành đến Sao Hỏa. Phi thuyền này cũng được trang bị ăng ten năng lượng mặt trời để cung cấp năng lượng trong boong tàu.
Các ăngten năng lượng mặt trời sẽ được sử dụng ngay khi phi thuyền rời quỹ đạo để đi tới Sao Hỏa.
Chiếc phi thuyền sẽ du hành trong hàng tuần lễ liền. Theo Musk ước tính sẽ mất từ 80 đến 150 ngày để nó đến nơi, nhưng cũng hy vọng trong tương lai xa quãng thời gian này sẽ giảm xuống chỉ còn 1 tháng.
Phi thuyền sẽ đến Sao Hỏa sau từ 80 đến 150 ngày
Mô hình mẫu cho thấy chiếc phi thuyền sẽ hạ cánh thẳng đứng, trông sẽ rất giống những quả tên lửa mà Musk đang tái sử dụng hiện nay.
Chiếc phi thuyền sẽ hạ cánh thẳng đứng
Nếu tất cả đều theo đúng kế hoạch, giấc mơ của Musk về việc biến con người trở thành động vật đa hành tinh sẽ trở thành hiện thực. Musk ước tính rằng sau chuyến đi đầu tiên đến sao Hỏa, sẽ mất khoảng từ 40 cho đến 100 năm để chúng ta xây dựng được một thành phố tự lực trên hành tinh đó.
Đây có thể là khung cảnh mà người đầu tiên đặt chân lên sao Hỏa nhìn thấy