Chàng trai Ấn Độ Rifath Shaarook, 18 tuổi đã giành được chiến thắng trong một cuộc thi quốc tế với chủ đề chế tạo một vệ tinh có thể vận hành tốt với đầy đủ chức năng nhưng điều kinh ngạc là NASA đã đồng ý phóng thiết bị được cho là nhẹ nhất thế giới này lên vũ trụ vào tháng tới.
Vệ tinh siêu nhỏ này chỉ nặng 64 gram (0.14 lb). Nó sẽ đảm đương một sứ mệnh lớn lao trong 4 giờ là bay một vòng xung quanh quỹ đạo thấp của Trái đất. Vệ tinh được phóng lên từ Phòng máy bay Wallops của NASA ở Virginia vào ngày 21 tháng 6 năm 2017. Một khi đã được định vị trong môi trường vi trọng lực, mục tiêu chính của vệ tinh là kiểm tra độ bền vỏ máy in 3D cực kì nhẹ sẽ ra sao khi được phóng.
Rifath Shaarook cho trang Business Standard biết “vệ tinh được hoàn thành từ những chi tiết nhỏ nhất, sẽ là một loại máy tính mới trên các tàu không gian với tám bộ cảm biến gắn sẵn để đo gia tốc, sự xoay vòng và từ trường trong bầu khí quyển của Trái đất.”
Shaarook đã tham gia vào cuộc thi Cubes in Space và phát minh ra vệ tinh nhẹ nhất này. Cuộc thi do công ty giáo dục idoodlelearning tổ chức và được hỗ trợ bởi NASA và Hiệp hội Trợ cấp Không gian Colorado (Colorado Space Grant Consortium) đầu năm nay.
Thách thức “khó nhằn” được đặt ra cho các sinh viên tham gia cuộc thi chính là chế tạo ra một thiết bị có thể lắp vào một khối lập phương dài 4 mét (13-foot) và nặng hơn 64 gram. Và điều quan trọng nhất là nó phải bay được trong không gian.
Vệ tinh nhỏ và nhẹ nhất đứng đầu trong tất cả sản phẩm dự thi sẽ được đặt tên là KalamSat. Nó được đặt theo tên của nhà khoa học hạt nhân Ấn Độ và cựu tổng thống, A.P.J. Abdul Kalam.
Sở dĩ vệ tinh này rất nhẹ nhờ nó được làm từ khung nhôm carbon tăng cường. Đây là một loại vật liệu có tỉ lệ sức mạnh và trọng lượng cực kì cao, được sử dụng trong tất cả mọi thứ từ kỹ thuật hàng không đến dây câu cá.
Vào ngày 21 tháng 6 sắp tới, vệ tinh sẽ được đưa vào chuyến bay quỹ đạo thấp quanh Trái đất. Ở đây nó sẽ hoàn thành một chuyến đi trong vòng 4 giờ, và được tương tác trực tuyến cũng như vận hành trong 12 phút ở môi trường vi trọng lực của không gian (chuyến bay quỹ đạo thấp – suborbital có nghĩa là vệ tinh bay lên và bay xuống trong khi quỹ đạo vẫn tiếp tục xoay vòng xung quanh địa cầu).
NASA đã có một thói quen tốt, đó là tìm kiếm những ý tưởng từ bên ngoài, chứ không chỉ phụ thuộc vào các chuyên gia nghiên cứu và các nhà khoa học, kỹ sư. NASA muốn chứng minh một điều rằng, một nhà khoa học xuất sắc có thể đến từ bất kì nơi đâu - không quan trọng họ là ai và họ trẻ như thế nào.
Hồi tháng 3, cơ quan không gian này đã trở thành tiêu điểm nóng trên báo khi dữ liệu của NASA được một sinh viên viên 17 tuổi ở Anh sửa chữa. Cậu thiếu niên Miles Soloman, đã nghiên cứu dữ liệu được ghi lại bởi các máy dò sóng bức xạ trên ISS trong chuyến lưu trú 6 tháng của phi hành gia người Anh - Tim Peake. Và Miles Soloman đã nhận thấy có sự nhầm lẫn về mức năng lượng được báo cáo.
Và chỉ vài tuần trước, NASA cũng thông báo rằng họ sẽ tung ra một thiết bị gọi là miniPCR tới ISS để kiểm tra những loại vi khuẩn được phát hiện tại Trạm Không gian quốc tế nổi tiếng này. Thiết bị đó cũng được phát minh bởi một học sinh mới 17 tuổi có tên là Anna-Sophia Boguraev.
Các nhà khoa học thật sự ngạc nhiên trước những tài năng khoa học còn quá trẻ này, đặc biệt họ rất ấn tượng với phát minh của Rifath Shaarook. Hiện tại, mọi người đang trông đợi để xem “màn trình diễn” của vệ tinh nhẹ nhất thế giới – sẽ được ra mắt vào tháng tới.
Trong lịch sử, NASA đã thực hiện nhiều chương trình bay không gian có người lái và không có người lái. Chương trình bay không người lái đã phóng các vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Hoa Kỳ vào quỹ đạo quanh Trái đất cho các mục đích khoa học và thông tin liên lạc.
NASA cũng gửi các tàu không gian đến thám hiểm các hành tinh trong hệ Mặt trời, bắt đầu bằng sao Kim và sao Hỏa.và “các cuộc hành trình vĩ đại” đến các hành tinh vòng ngoài. Các chương trình có phi hành gia đưa những người Mỹ đầu tiên vào quỹ đạo thấp quanh Trái đất giành chiến thắng trong cuộc chạy đua không gian với Liên Xô khi có 12 phi hành gia, từng nhóm một đã đổ bộ lên Mặt trăng từ 1969 đến 1972 trong chương trình Apollo. |