Nền tảng VR được áp dụng được thiết kế nhằm giúp binh lính tránh cảm giác sợ hãi trong không gian hẹp khi di chuyển trong đường hầm giữa lòng đất nằm dưới tường thành bảo vệ Israel-Gaza trải dài khắp dải Gaza
Các binh sỹ người Israel gần đây đã bắt đầu luyện tập để chuẩn bị cho những cuộc đột kích, tấn công dưới lòng đất bằng cách hết sức độc đáo, đó chính là sử dụng công nghệ thực tế ảo và kính VR HTC Vive hay Oculus Rift, theo tờ Bloomberg cho biết.
Nền tảng VR được áp dụng được thiết kế nhằm giúp binh lính tránh cảm giác sợ hãi trong không gian hẹp khi di chuyển trong đường hầm giữa lòng đất nằm dưới tường thành bảo vệ Israel-Gaza trải dài khắp dải Gaza. Họ được đào tạo để xác định địa hình theo đội, cũng như một mình, và luôn luôn phải chuẩn bị sẵn tinh thần để chiến đấu trong mọi hoàn cảnh.
Hệ thống mà quân đội Israel sử dụng bao gồm tới 10 cỗ máy workstation, mỗi chiếc được trang bị kính Oculus Rift hoặc HTC Vive, nguồn tin thân cận cho biết. Mặc dù bộ quốc phòng đã mở hầu bao chi tới “hàng trăm nghìn đô-la” để biến trụ sở tại trung tâm Israel thành một trại huấn luyện VR, một người thuộc đội ngũ này cho biết kết quả thu được là một phương thức cực tiết kiệm dành cho việc luyện tập của binh lính, từ đó cung cấp cho chính phủ hàng loạt các lựa chọn chiến đấu mà trước đây khó có thể thực hiện được.
Ngoài khóa luyện tập trong thế giới ảo, binh sỹ Israel còn phải tham gia bài thử nghiệm thật trong môi trường tương tự như đường hầm dưới biên giới Israel và Gaza. Phần này được diễn ra ở ngoài trời. Về việc sử dụng công nghệ VR, các nhà khoa học có thể dễ dàng điều chỉnh “bản đồ” trong thế giới ảo để những sỹ quan giám sát đánh giá được khả năng thích nghi với tình huống bất ngờ và địa hình mới của binh lính.
Bộ quốc phòng Israeli thông báo rằng trại huấn luyện VR của mình sẽ bắt đầu đi vào hoạt động hồi tháng 4, không lâu sau khi có thông tin rằng nó chưa sẵn sàng để chống lại những cuộc tấn công ở Hamas. Dù giải pháp luyện tập mà Israel lựa chọn phải dựa dẫm vào những chiếc kính thực tế ảo thương mại, thế nhưng phần mềm và khóa học thực tế mà binh sỹ phải “nếm trải” lại cho chính quân đội nước này phát triển, và nhiều khả năng sẽ cho những đội quân, binh lính nước khác “mượn” trong tương lai.