Tin tức

Con người đang nhầm tưởng họ đã đánh bại HIV/AIDS

Nguồn ảnh lấy lạij

Dù những tiến bộ y học gần đây đã giúp chúng ta chống lại HIV/AIDS, căn bệnh mà tại nhiều nước phát triển người ta đã không coi  nó là án tử hình nữa thì những người khác, đặc biệt là những nước nghèo với những điều kiện y tế thiếu thốn thì căn bênh này vẫn đồng nghĩa với cái chết.

Cuộc chiến sinh tồn

Theo trang Futurism, hàng chục triệu người đã chết vì HIV trong thế kỷ 20. Năm 2016, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo kể từ khi xuất hiện đại dịch vào đầu những năm 1980, hơn 70 triệu người đã bị chẩn đoán nhiễm HIV. Hơn 35 triệu người đã chết vì HIV. Hiện nay, có hơn 36 triệu người đang phải sống chung với HIV và AIDS.

Hãy nhớ đây chỉ là những con số mà chúng ta biết, số lượng trên thực tế có thể cao hơn nhiều.

Khi phát bệnh, AIDS như một án tử hình bởi người bệnh không có cơ hội sống sót. Trong những thập kỷ trước, sau khi bị chẩn đoán bị nhiễm HIV, bệnh nhân sẽ tiến tới giai đoạn AIDS. Một người bị chẩn đoán nhiễm AIDS, tuổi thọ của họ chỉ có thể kéo dài 2 năm.

WHO đã tổng kết ngắn gọn bản chất của kẻ giết người toàn cầu này trong một báo cáo mới đây như sau:

Bệnh do virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là bệnh không điều trị được và có tỷ lệ tử vong 100%. Căn bệnh này cùng với dịch hạch bùng phát từ thế kỷ 14 đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. AIDS đã phá hủy các gia đình và gây ra nỗi đau chưa từng có ở các vùng tâm bệnh. Tại những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề, bao gồm một số khu vực nghèo nhất trên thế giới, HIV đã đảo ngược được sự gia tăng tuổi thọ trong ba thập niên cuối của thế kỷ 20. HIV/AIDS là tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu.

May mắn thay, những tiến bộ y học gần đây đã giúp chúng ta chống lại căn bệnh quái ác này. Trên thực tế, HIV/AIDS không còn được coi là bệnh hiểm nghèo, không còn là án tử hình.

Theo báo cáo trước đây, các nhà khoa học liệt kê HIV là “bệnh mãn tính, có thể kiểm soát được”. Mặc dù không có phương pháp chữa bệnh và bệnh nhân phải dùng thuốc để điều trị căn bệnh này suốt đời nhưng con người đã có thể kiểm soát nó. Thậm chí một sô người mắc HIV có tuổi thọ bằng những người có sức khỏe bình thường nếu họ may mắn và nhận được chăm sóc sức khỏe cơ bản.

Trên toàn thế giới có 400 triệu người không được tiếp cận các dịch vụ y tế thiết yếu.

Tại Hội nghị thượng đỉnh các vấn đề xã hội (Social Good Summit) diễn ra cách đây vài ngày, một sự kiện được tổ chức bởi Liên hợp quốc và Mashable, Whoopi Goldberg, đại sứ thiện chí của UNICEF đã trình bày một số vấn đề quan trọng liên quan đến HIV/AIDS.

Nhận ra chân lý

Goldberg đã có cuộc thảo luận với Quinn Tivey, người ủy thác của Quỹ Elizabeth Taylor AIDS, và hai người đồng ý một sự thật khắc nghiệt: “Chúng ta nghĩ rằng con người đã đánh bại AIDS. Chúng ta cho rằng việc này đã xong rồi, nhưng không”.

Bà tiếp tục khẳng định quan điểm của mình bởi khi nhiều người trên toàn thế giới đang có cuộc sống bình thường với HIV thì còn rất nhiều người khác đang hấp hối: “Vâng, có những người sống bằng thuốc men, nhưng chúng ta không thể tận diệt căn bệnh này”.

Nhận định của Goldberg không sai, giáo dục và điều trị HIV chưa được phổ quát trong khi hai phương pháp phòng ngừa và sử dụng thuốc đều có tác động đáng kể tới số phận từng bệnh nhân. Điều này, theo nghĩa đen, là sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Ở những vùng nghèo, thậm chí nhưng cộng đồng nghèo trong các xã hội giàu có thì HIV vẫn là một bản án tử hình.

Tivey lưu ý trong cuộc trò chuyện với Goldberg: “Đói nghèo, bất bình đẳng và HIV/AIDS là những vấn đề liên quan mật thiết, đặc biệt ở Hoa Kỳ”.

Những vấn đề này chính là lý do Hội nghị Thượng đỉnh các vấn đề xã hội được tổ chức. Nằm trong khuân khổ Tuần lễ Hội nghị Liên Hợp Quốc hàng năm, Hội nghị này nhằm mục đích thu hút các nhà doanh nghiệp, nhà đổi mới, các nhà khoa học, nhà lãnh đạo tư tưởng, các chính trị gia và công dân để cùng thảo luận về việc khai thác tiềm năng khoa học - công nghệ và làm sao để thế giới trở nên tốt đẹp, bình đẳng hơn.

Theo Goldberg, quan trọng nhất là con người cần nhận ra AIDS không phải là vấn đề một quốc gia hay một nhóm người phải đối mặt. Đây là vấn đề mà cả thế giới đang phải đối diện, “Căn bệnh quái ác này chẳng quan tâm bạn giàu có cơ nào, nó bình đẳng với tất cả”. Bà cũng cho biết cộng đồng không chỉ nên giúp đỡ người bệnh mà còn phải động viên, khuyến khích, thay đổi suy nghĩ của họ.

Mà để đối mặt với căn bệnh này, Goldberg nhấn mạnh rằng trước tiên “”nếu ai mắc bệnh, hãy thông báo để mọi người được biết.”

Việc làm đơn giản này tưởng chừng nhỏ bé nhưng theo các chuyên gia và giới lãnh đạo chính trị, phát triển ý thức toàn cầu là bước đầu tiên để xây dựng tương lai mà tất cả chúng ta mong muốn.

Nhấn vào đây để bình luận

Trả lời bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

ĐỌC NHIỀU

Lên trên
Skip to toolbar