Thịt nhân tạo - hay thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm - là loại thịt được nuôi từ các tế bào động vật trong phòng thí nghiệm. Loại thịt này bị nhiều nhóm người ăn chay chỉ trích vì cách tạo ra nó, nhưng được nhiều nhóm bảo vệ môi trường và bảo vệ động vật hoang nghênh như là một phát triển thú vị.
Bruce Friedrich, người đứng đầu tổ chức Thực phẩm tốt (GFI - The Good Food Institute), một tổ chức thúc đẩy việc tạo ra những loại thịt công nghệ mới, đã ca ngợi thỏa thuận này như “cơ hội mở ra một thị trường khổng lồ”.
Ông Friedrich tin rằng thỏa thuận này “có thể đưa thịt nhân tạo vào tầm ngắm của các quan chức Trung Quốc và họ có thể chi hàng tỉ USD để đầu tư cho công nghệ này”.
Dù việc sử dụng tế bào động vật có nghĩa là không phải hoàn toàn không giết mổ, nhưng các nhà khoa học hiện đang làm việc để phát triển những chất sinh khối thay thế và hoàn toàn được con người tổng hợp nên.
Với nhiều nhóm bảo vệ môi trường và bảo vệ quyền động vật thì thịt nhân tạo là động thái giúp loại bỏ việc giết hàng tỉ động vật, cũng như thân thiện với môi trường hơn ngành chăn nuôi truyền thống.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu thịt lớn nhất thế giới, mỗi năm họ nhập khoảng 10 tỉ bảng Anh thịt các loại cho nhu cầu của 1,4 tỉ dân nước này.
Để bảo vệ môi trường, chính phủ Trung Quốc đã vạch ra kế hoạch cắt giảm 50% mức tiêu thụ thịt của người dân, một động thái mà nhiều nhà vận động môi trường rất hoan nghênh.
Ước tính, khoảng 14,5% khí thải nhà kính gây biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay bắt nguồn từ ngành chăn nuôi gia súc - nhiều hơn so với cả ngành giao thông vận tải. Trong một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Trường Oxford Martin (Anh) thì việc ăn chay thường xuyên có thể giúp thế giới giảm tới 2/3 khí thải nhà kính.