Công ty khởi nghiệp nghiên cứu và phân tích di truyền 23andMe đã tích lũy được kho dữ liệu di truyền khổng lồ có nguồn gốc từ hơn một triệu người. Hiện nay, công ty đang sử dụng nguồn tài nguyên này để phát triển thuốc mới.
Theo trang Futurism, 23andMe đã gọi thành công gần 200 triệu đô trong vòng tài trợ mới nhất. Công ty hiện có mức định giá tiền mặt khoảng 1,5 tỷ đô, tăng từ mức 1 tỷ đô trước vòng đàm phán cuối cùng thứ tư vào năm 2015.
Trong vài tháng qua, 23andMe đã theo đuổi các khoản tài trợ mới để mở rộng hoạt động nghiên cứu di truyền và tạo điều kiện thuận lợi để tung sản phẩm mới. CEO Anne Wojcicki không muốn công khai sản phẩm vào thời điểm này, do đó các vòng tài trợ cá nhân vẫn là lựa chọn ưa thích.
23andMe nổi bật nhờ sản phẩm gốc của họ, đó là một bài kiểm tra di truyền học cá nhân có thể đưa ra ước tính về xu hướng của một người đối với các đặc tính di truyền khác nhau như hói đầu, mù lòa và các bệnh như Parkinson.
Tuy nhiên, vào năm 2013, Cục Quản lý Dược Liên bang (FDA) yêu cầu 23andMe ngừng bán sản phẩm này. Phiên bản cải tiến của bộ dụng cụ thử nghiệm chỉ được khởi động lại vào năm 2015 sau khi nhận được sự động ý của FDA, theo đó phiên bản mới không dự đoán các thông tin như sản phẩm tiền nhiệm trước đó.
Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, 23andMe đang nghiên cứu di truyền theo một hướng khác.
Chế tạo thuốc từ DNA
Sau khi bị cấm bán sản phẩm xét nghiệm gen, công ty đã bắt đầu nghiên cứu sâu hơn và nhận thấy tiềm năng từ xét nghiệm di truyền.
Năm 2015, 23andMe đã thuê Richard Scheller, nhà nghiên cứu dược phẩm từng làm việc 14 năm tại Genentech, và gần đây công ty chào đón thêm Angele Maki - từng là giám đốc phụ trách phát triển kinh doanh của đối thủ. 23andMe và Genentech trước đây từng là đối tác trong những dự án nghiên cứu trị giá hàng triệu đô.
Genentech đã mua quyền truy cập thư viện thông tin DNA từ 1,2 triệu người của 23andMe. Những người tham gia vào quá trình thu thập dữ liệu được lựa chọn có đưa dữ liệu di truyền của họ vào Ngân hàng sinh học (Biobank) hay không và trả lời các câu hỏi khảo sát bổ sung. Hiện nay nguồn dữ liệu khổng lồ này đang hỗ trợ đắc lực cho các nhà nghiên cứu tìm ra loại thuốc mới.
Ví dụ, một câu hỏi yêu cầu người tham gia khảo sát cho biết các biểu hiện cụ thể khi họ thức dậy vào buổi sáng từ đó cho các nhà nghiên cứu một số gợi ý hữu ích để phát triển loại thuốc điều chỉnh sự tỉnh táo của con người.
23andMe từng đề nghị hợp tác với một số công ty khác nhưng không khả quan và có lẽ công ty sẽ sẽ tự mình phát triển các phương pháp điều trị. Công ty đã mở một phòng thí nghiệm thuốc vào năm 2016, và nhờ vào khoản tài trợ gần đây, họ sẽ có điều kiện trang bị thêm thiết bị và cơ sở hạ tầng cho việc nghiên cứu.