Bạn cần công cụ phân tích (analytics).
Ngày nay mọi người đều cần analytics. Không chỉ bộ phận sản phẩm, marketing, không chỉ tài chính, bán hàng, chăm sóc khách hàng,… Mọi người làm việc ở startup đều cần analytics. Các công cụ phân tích hỗ trợ bạn đưa ra quyết định trong những vấn đề từ chiến lược cho tới chiến thuật, từ ban quản lý cấp cao tới cấp quản lý thực thi.
Bài viết này giải thích cách xây dựng năng lực về phân tích cho tổ chức hay công ty của bạn. Bài viết này sẽ không chỉ ra những chỉ số nào bạn cần theo dõi (có khá nhiều bài viết chất lượng về chủ đề này), mà sẽ hướng dẫn cách bạn tìm ra theo dõi những chỉ số ấy. Triển khai thực hiện — Làm thế nào để xây dựng doanh nghiệp với những dữ liệu hỗ trợ ra quyết định — mới là bài toán khó.
Lời giải cho nó đang thay đổi rất nhanh. Hệ sinh thái xoay quanh phân tích dữ liệu đang có những bước tiến liên tục, những sự lựa chọn của bạn đã khác rất nhiên so với 2 năm trước. Bài viết này đưa ra lời khuyên và kinh nghiệm với công nghệ dữ liệu của năm 2017.
Về tác giả của bài viết — Tristan Handy
Bắt đầu với công việc về BI (business intelligence), tác giả đã xây dựng năng lực phân tích cho Squarespace trong thời gian 2009–2010, từng là COO của startup về mạng xã hội công cụ phân tích Argyle Social, sau đó là phó chủ tịch marketing của RJMetrics, nền tảng BI hàng đầu dành cho startup.
Hiện nay, sáng lập và điều hành Fishtown Analytics tác giả đang giúp founder của các startup ở vòng series A xây dựng năng lực phân tích cùng quá tình phá triển của họ. Những gì được giải thích ở bài viết này chính là quy trình mà tác giả áp dụng với các startup khách hàng của mình, bao gồm Casper, SeatGeek và Code Climate.
— — — — —
Tác giả đưa ra lời chỉ dẫn cho từng giai đoạn của start up. Ở mỗi giai đoạn, chỉ dẫn của tác giả sẽ trả lời câu hỏi “Điều đơn giản nhất tôi có thể làm là gì?” Chúng ta không ở đây để xây những lâu đài trên bầu trời, chúng ta cần những câu trả lời ít tốn kém nhất.
Phần 1 sẽ chia sẻ cho Giai đoạn thành lập (0–10 người) và Giai đoạn sơ khai (10–20 người.
Phần 2 sẽ chia sẻ cho Giai đoạn đầu (20–50 người), Giai đoạn giữa (50–150 người) và Giai đoạn phát triển (150–500 người)
Giai đoạn thành lập (0–10 người)
Tính chất:
Ở giai đoạn này, bạn không có nguồn lực và thời gian. Có cả tỉ thứ cần đo đạc và theo dõi, nhưng thực ra bạn vẫn kiểm soát khá nhiều chi tiết của doanh nghiệp, nên bạn có thể đưa ra những quyết định theo bản năng một cách khá tốt. Có một thứ bạn thật sự cần đo lường là sản phẩm, bởi những chỉ số về sản phẩm sẽ giúp bạn lặp lại và điều chỉnh nhanh chóng ở giai đoạn quan trọng.
Nên làm:
- Cài đặt Google Analytics cho website của bạn cùng với Tag Manager. Để dữ liệu trở nên hoàn hảo thì cần nhiều công việc nữa, nhưng hiện tại bạn chưa cần lo tới đó.
- Nếu bạn làm về thương mại điện tử, GA có thể giúp bạn theo dõi lượng truy cập và lượng mua bán khá tốt. Vì vậy hãy dành chút thời gian để đảm bảo bạn đang có những dữ liệu tốt, điều rất quan trọng đối với thương mại điện tử.
- Nếu bạn phát triển phần mềm, bạn cần event tracking. Bạn có thể sử dụng công cụ nào cũng được, Mixpanel và Heap đều rất tốt. Ở thời điểm này, bạn chỉ cần cài đặt chế độ tự động.
- Báo cáo tài chính nên được làm với Quickbooks, dự toán tài chính với Excel. Nếu bạn là doanh nghiệp theo mô hình thuê bao (subscription), hãy dùng Baremetrics để theo dõi. Nếu bạn nền tảng giỏ hàng của bạn để đo GMV. Đừng cố làm cái gì “chất”.
Nếu bạn không phải dân kĩ thuật, bạn cần một kĩ sư/lập trình viên để giúp cài đặt GA và event tracking. Tất cả việc này không nên tốn quá 1–2 giờ của bạn, bao gồm cả việc đọc tài liệu.
Không nên làm:
Bất cứ cái gì không có ở trên. Đừng để ai bán cho bạn kho dữ liệu (data warehouse), nền tảng BI, dự án tư vấn, v.v… Hãy tập trung.
Khi bạn bắt đầu con đường phân tích dữ liệu, sẽ có rất nhiều thứ cần làm. Dữ liệu luôn thay đổi, Mô hình kinh doanh luôn thay đổi. Có rất nhiều câu hỏi bạn chưa thể trả lời. Không sao cả (ở thời điểm này).
Giai đoạn sơ khai (10–20 người)
Tính chất:
Nhóm của bạn đang lớn hơn một chút. Họ cần dữ liệu cho công việc của mình. Họ có thể không phải chuyên gia dữ liệu, và bạn cần đảm bảo rằng họ đang làm đúng những điều cơ bản.
Nên làm:
- Có thể bạn vừa thuê một người làm marketing. Đảm bảo rằng người ấy dùng GA và chịu trách nhiệm giữ cho dữ liệu gọn gàng. Họ cần track từng link mà họ tạo ra (UTM track đối với các chiến dịch marketing offline). Họ cũng cần đảm bảm đang không tính lặp cho các subdomains. Nếu người làm marketing của bạn nói “tôi không phải là kiểu người làm GA.” thì đừng tin họ. Trên mạng có đủ thông tin hướng dẫn những điều cơ bản như vậy.
- Nếu bạn có nhân viên sales và dùng công cụ CRM, hãy sử dụng tính năng báo cáo (đừng xuất ra Excel). Bạn cần những thông tin cơ bản như năng suất của nhân viên sales và tỉ lệ chuyển đổi từng giai đoạn.
- Bạn có thể có đội ngũ Customer Success (thành công khách hàng). Hãy lựa chọn KPIs dễ theo dõi nhất.
- NPS (Net Promoter Score) có thể được theo dõi với Wootric và Delighted.
Không nên làm:
- Còn quá sớm cho kho dữ liệu và công cụ phân tích dựa trên SQL. Đây là giai đoạn bạn nên dành nhiều thời gian tạo ra dữ liệu chứ không phải phân tích dữ liệu. Vì vậy hãy dùng những tính năng báo cáo có sẵn trong các phần mềm theo dõi dữ liệu bạn dùng.
- Đây cũng chưa phải lúc thuê người phân tích, có nhiều khoản chi tiêu cần thiết hơn ở lúc này.
- Bài viết được Innovatube dịch lại từ theo bản gốc bằng tiếng Anh của Tristan Handy.