Các nhà khoa học của Đại học Edinburgh và Đại học Heriot-Watt đã tạo ra một thiết bị máy ảnh loại mới giống một dụng cụ y tế dùng để gọi nội soi và kiểm tra nội tạng bên trong cơ thể người thông qua nguồn sáng.
Theo trang Phys, loại camera này hoạt động dựa vào việc bắt các nguồn sáng từ thiết bị nội soi.
Máy ảnh này hoạt động bằng cách chụp và ghi lại các hình ảnh khi bắt gặp các nguồn ánh sáng bên trong cơ thể vì dụ như đèn của ống nội soi dài.
Giáo sư Kev Dhaliwal của Đại học Edinburgh, cho biết: “đây là thiết bị có tiềm năng to lớn để ứng dụng vào các việc khác như có thể nhìn thấy rõ và mô tả được quá trình nội soi”
Các thử nghiệm ban đầu cho thấy thiết bị có thể chụp lại một nguồn ánh sáng có độ dài 20cm trong một mô ở điều kiện thường. Đặc biệt ở chỗ các chùm nội soi từ máy ảnh không những có thể xuyên qua cơ thể, mà còn phát tín hiệu phân tán theo nhiều phía để xác định vị trí các mô và cơ quan mang lại 1 hình ảnh 3D sắc nét ở tất cả các nơi mà thiết bị này đi qua.
Ngoài việc có thể phát hiện các hạt photon siêu nhỏ, máy nội soi mini còn có khả năng ghi lại trong video thời gian ánh sáng truyền qua cơ thể để phát hiện kịp thời mọi chuyện động, chuyến biển của căn bệnh thậm chí trong vòng 1 giây.
Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục nghiên cứu để phát triển cho thiết bị tiện dụng hơn khi nó có thể gắn được ở giường bệnh nhân. Dự án này do Đại học Edinburgh và Đại học Heriot-Watt - một phần của Hợp tác liên ngành lĩnh vực nghiên cứu y khoa Proteus (PIRC) đang phát triển một loạt các công nghệ mới để chẩn đoán và điều trị bệnh phổi.
Tiến sĩ Michael Tanner thuộc Đại học Heriot-Watt cho biết: “Tôi yêu thích công việc này là vì có cơ hội làm việc với bác sỹ lâm sàng để hiểu được những khó khăn trong chăm sóc sức khoẻ, sau đó ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào y khoa mà thường không thể thực hiện thành công được bằng các phương pháp vật lý”, ông nói thêm. “Tôi hy vọng chúng ta có thể tiếp tục phát triển các phương pháp ứng dụng công nghệ trong y học để chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân hiệu quả hơn.”