công nghệ

Có những thành phố khiến thung lũng Silicon phải xấu hổ

Sicilia, hòn đảo lớn nhất Địa Trung Hải, thuộc khu tự trị của Ý, đang nỗ lực để trở thành nhà của một số thành phố thông minh thực sự của thế giới: Một nơi giữ đường phố sạch sẽ bằng cách báo hiệu cho bộ phận vệ sinh môi trường khi các thùng rác công cộng đầy. Một nơi bạn có thể mở khóa cửa văn phòng và mở máy tính trước khi bạn đến nơi làm việc.

Theo trang CNET, ở thành phố này, du khách có thể tìm hiểu về lịch sử lâu đời của một tòa nhà từ thời trung cổ chỉ bằng cách giơ điện thoại của bạn về phía nó. Và một nơi điện thoại của bạn có thể tìm, đặt chỗ trước và dẫn bạn đến chỗ đỗ xe chỉ bằng một nút bấm.

Cấu tạo của một bộ cảm biến của SmartMe

Cấu tạo của một bộ cảm biến của SmartMe

Ứng dụng thử nghiệm 2 năm tuổi này có tên gọi SmartMe (phát ám là “SmartMAY”). Thông qua ứng dụng này, Puliafito, giáo sư kỹ thuật máy tính của trường Đại học Messina muốn đưa những thành phố như Catania, Messina và Palermo xếp ngang hàng với các thành phố công nghệ tiên tiến nhất hành tinh và xếp trên San Francisco và San Jose thuộc thung lũng Silicon của California.

Nếu Puliafito và đội ngũ bao gồm lập trình viên, thiết kế và đối tác của ông thành công, các bộ cảm biến được lắp đặt tại bãi đỗ xe và trên các tòa nhà, trạm xe buýt và các thùng rác cũng như các vật dụng hằng ngày khác sẽ được kết nối với SmartMe. Chúng sẽ liên lạc với nhau cũng như liên kết với điện thoại của chúng ta. Tất cả những thông tin này sẽ được tổng hợp trên trang web SmartMe, nơi mọi người đều có thể nhìn thấy.

Số liệu hiện tại của SmartMe.IO

Số liệu hiện tại của SmartMe.IO

Puliafito, người cũng đứng đầu SmartMe.io, một sản phẩm phụ từ Đại học Messina với hy vọng sẽ đưa công nghệ này đến các thành phố khác mong muốn sở hữu nó, chia sẻ: “Những gì chúng tôi đang cố gắng thực hiện là tích hợp tất cả các dịch vụ này với nhau. Mọi người sẽ nhận ra rằng họ sẽ sống tốt hơn.”

Ngân sách eo hẹp

Messina không phải là thành phố thông minh duy nhất. Barcelona đã lắp đặt cảm biến, máy tính và cameras khắp thành phố để theo dõi tiếng ồn, giao thông, điểm đỗ xe, mức độ ô nhiễm, thùng rác và cả những đám đông. Các thành phố thông minh khác có thể kể đến như Singapore, Amsterdam, Copenhagen và Dubai.

Ngân sách eo hẹp cũng chính là điểm khác biệt của các thành phố trên hòn đảo Sicilia so với thung lũng Silicon và các thành phố thông minh khác trên thế giới. Ở Messina, thu nhập bình quân chỉ khoảng 16.000 Euro/năm (19.000 USD/năm).

2 năm trước, Puliafito đã khởi động một chiến dịch crowdfunding để lắp đặt khoảng 30 cảm biến kết nối với Internet xung quang Messina. Những thiết bị này với chi phí khoảng 115 USD/chiếc có thể ghi lại nhiệt độ xung quanh, mức độ tiếng ồn và chất lượng không khí.

Số tiền gọi vốn ban đầu của SmartMe là 15.000 Euro, nhưng Puliafito đã nhận được từ cộng đồng gấp hơn 2 lần số tiền này cho dự án. Ông chia sẻ: “Chúng tôi không muốn áp đặt một khuôn khổ lên cộng đồng. Chúng tôi muốn họ trở thành một phần của nó.”

Hoạt động trên một ngân sách eo hẹp, Puliafito và 6 sinh viên kỹ thuật máy tính bắt đầu làm việc với các đối tác như nhà sản xuất chip STMicroelectronics, Arduino và Raspberry Pi Foundation, một tổ chức từ thiện làm ra một bảng mạch to bằng bàn tay có thể được lập trình làm bất cứ thứ gì.

Trong vòng 1 năm, bản đồ của SmartMe đã bao gồm taxi với địa điểm thực và trạng thái sẵn sàng đón khách của chúng. Ngoài ra còn có một ứng dụng cho bạn biết lịch sử của các di tích trong thành phố khi bạn hướng camera của điện thoại về phía chúng. Puliafito tin rằng điều này sẽ có lợi cho du lịch.

SmartMe cũng muốn gắn thêm cảm biến trên các thùng rác để chúng có thể tự động báo với người gom rác khi đầy. Và họ đang thử nghiệm công nghệ để tự động cho các ổ gà xuất hiện trên bản đồ bằng cách sử dụng một ứng dụng trên điện thoại của mọi người. Khi bạn chạy ứng dụng này, điện thoại sẽ kêu ‘ding’ mỗi lần cảm biến của nó phát hiện ra một ổ gà khi bạn đang di chuyển với vận tốc trên 6 dặm/giờ. Từ một cái máy tính bảng, Puliafito có một bản đồ thành phố thể hiện tất cả các ổ gà đã được báo cáo mà bất cứ ai, kể cả các công nhân sửa chữa của chính phủ, có thể nhìn thấy.

Hiện tại, Puliafito và đội ngũ của ông tiếp tục nghiên cứu về việc tích hợp tất cả các công nghệ giúp các thành phố khỏe mạnh hơn và dễ sống hơn. Ông nhận ra rằng đây không chỉ là một cuộc cách mạng công nghệ mà còn là một cuộc cách mạng xã hội: “Bạn phải thuyết phục (mọi người) rằng dịch vụ này thực sự sẽ cải thiện cuộc sống của họ, nhờ đó, họ sẽ cảm thấy có nghĩa vụ sử dụng các dịch vụ này như một điều gì đó hiển nhiên.”

Nhấn vào đây để bình luận

Trả lời bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

ĐỌC NHIỀU

Lên trên
Skip to toolbar