Cách đây 7 năm, Chris Chong và anh trai mình là Karl đã đến từng nhà trong khu phố người Hoa của Singapore để thuyết phục những thương nhân còn hoài nghi mua sản phẩm Beeconomic của mình. Không lâu sau, tập đoàn Groupon bất ngờ mua lại startup của Chong với giá hàng triệu đô.
Giờ đây Chong lại đi gõ cửa để tìm kiếm khách hàng cho dự án mới nhất mang tên SumoStory, một công ty quan hệ công chúng với dịch vụ phải chăng, nhắm tới những startups không thể bỏ quá 3670 USD một tháng cho một gói dịch vụ PR tiêu chuẩn.
“Các nhà sáng lập công ty công nghệ thường phải đối mặt với rủi ro cao nên họ không phải miếng mồi ngon với nhóm công ty PR truyền thống. Chúng tôi hy vọng sẽ tìm được những startup tiềm năng và sớm thiết lập quan hệ đối tác bền vững với họ,” anh nói.
SumoStory cung cấp hai gói dịch vụ sáu tháng với giá khá hấp dẫn là gói 588 USD và gói 1760 USD. Công ty giữ giá thấp bằng cách thu thập thông tin về các nhà báo sau đó dùng thuật toán để kết nối starup với phóng viên phù hợp, những phóng viên này cũng được nhận một phần hoa hồng từ SumoStory.
Tuy nhiên còn quá sớm để nói về thành công và sự bền vững của mức phí dịch vụ trên, bởi hiện tại Chong không phải trả lương cho mình và chủ yếu thuê nhân viên bán thời gian. Chong cho biết lợi nhuận trên mỗi đơn hàng gần như bằng 100% bởi ông không phải trả bất kì chi phí marketing nào.
Công nghệ sẽ sớm thay thế con người
Để duy trì sự phát triển bền vững của SumoStory, Chong cần đến công nghệ để thay thế sức lao động con người. Chong tiết lộ về thuật toán tiết kiệm một giờ cho mỗi bài đăng trên báo, theo đó ông sẽ mở rộng thuật toán này để tự động hóa quy trình nội bộ. Ông sẽ cho phép các nhà báo sử dụng cùng một thuật toán để xác định khách hàng từ SumoStory, những người sẽ trở thành nguồn cảm hứng cho câu chuyện của họ.
Chong hy vọng tới năm 2018, ông có thể đầu tư vào xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để thử nghiệm công nghệ tự động viết thông cáo báo chí. Đó không phải điều không tưởng bởi những công ty như Narrative Science hay Wordsmith từng tạo ra các bài báo chỉ với một số dữ liệu đầu vào.
SumoStory đã ký hợp đồng với 23 khách hàng trong tháng vừa qua và mục tiêu của công ty là những công ty công nghệ dưới 50 nhân viên. Starup này chưa từng gọi vốn từ bên ngoài nhưng họ cũng đang có kế hoạch thu hút đầu tư từ tháng tới nếu công việc làm ăn diễn ra suôn sẻ.
Chong ước tính nếu tất cả doanh nghiệp tại Đông Nam Á đều đăng kí sử dụng SumoStory, ông sẽ kiếm được 66.8 tỷ USD từ thị trường tiềm năng này. Nếu chỉ cần 7000 công ty mới thành lập ở Đông Nam Á, doanh thu hàng năm tại thị trường mục tiêu này cũng lên tới 8.22 triệu USD. Tất nhiên doanh thu thực tế trong vài năm tới của SumoStory sẽ thấp hơn, trừ khi công ty mở rộng đối tượng khách hàng chứ không chỉ nhắm với các startup công nghệ.
Từng thường xuyên thất bại
Chong giữ cho bản thân thường xuyên bận rộn sau vụ bán Beeconomic. Anh cùng điều hành Groupon Singapore với anh trai trong bốn năm và tung ra nhiều ý tưởng thất bại trước khi đến với starup “mỏ vàng” tiềm năng mang tên SumoStory. Chong cũng từng là biên tập viên truyền thông xã hội của tờ South China Morning Post.
GoFresh là startup mà Chong gọi là thử nghiệm “thất bại nối liền thất bại”. Đây là một trang web tạp hóa trực tuyến được khởi động vào năm 2014. “Giống như Redmart, chúng tôi phải vật lộn với mớ lợi nhuận khổng lồ từ các cửa hàng, trong khi không thể giảm chi phí hậu cần và phân phối”, ông nói. GoFresh cũng không sức hút giữ chân khách hàng trung thành để gỡ lại chi phí thu hút họ.
Từ kinh nghiệm đó, Chong đã học được tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường và kiểm tra tất cả các giả định của trước khi bắt đầu kinh doanh. “Khi làm việc trên SumoStory, tôi thực sự có thể đảm bảo về vấn đề tôi có khả năng giải quyết”, Chong cho biết.
Dịch lại từ Tech in Asia