Thứ hai vừa qua, một gương mặt mới đã bất ngờ đẩy Jack Ma xuống và giành vị trí số một trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc. Theo danh sách tỷ phú của Forbes, Ma Huateng, hay còn gọi là Pony Ma trở thành người giàu nhất quốc gia tỷ dân.
Pony Ma là sáng lập và CEO của công ty internet Tencent, đơn vị điều hành WeChat, một ứng dụng siêu phổ biến tại Trung Quốc. Pony trở thành người giàu thứ 18 trên thế giới và đẩy Jack Ma xuống vị trí thứ 20 sau khi cổ phiếu của Tencent tăng giá 3%.
Tuy nhiên, Jack Ma đã mau chóng lấy lại phong độ vào chiều thứ hai sau khi cổ phiếu của Aliaba cũng tăng gần 3%. Hiện tại, Jack Ma đang đứng ở vị trí thứ 19 với tổng tài sản 36,4 tỷ USD trong khi Pony Ma vẫn giữ vị trí 18 với 36,9 tỷ USD.
Pony Ma, 45 tuổi, là sáng lập và CEO của Tencent, công ty internet lớn nhất Trung Quốc, công ty điều hành WeChat, một ứng dụng đa mục đích, giống như sự kết hợp giữa WhatsApp, Goolge News, Uber và Deliveroo với 1 tỷ người dùng.
Pony là cổ đông cá nhân lớn nhất của Tencent nắm giữ 8,71% cổ phiếu.
Tên là Huateng nhưng ông Ma thường được gọi là Pony, một biệt danh được chọn với ý nghĩa tiếng Anh là ngựa con. Ngoài ra cả Tencent cũng như họ của Ma đều có liên quan tới ngựa. Trong tiếng Trung Quốc, “Ma” (mã )có nghĩa là ngựa trong khi đó Tencent, phiên âm Trung Quốc là teng xin, có nghĩa là “một kỷ nguyên mới của tin nhắn với tốc độ của 10.000 con ngựa đang chạy”.
Tencent có một khởi đầu khá khiêm tốn. Ma thành lập công ty vào năm 1998, khi 26 tuổi, và sản phẩm đầu tiên của hãng là một ứng dụng đạo nhái
Theo Economist, sản phẩm đầu tiên của Tencent là một bản sao dành cho thị trường Trung Quốc của ứng dụng nhắn tin ICQ do một công ty Israel phát triển.
Sau khi phát triển như một công ty chuyên nhái, năm 2011 Pony Ma quyết định đưa Tencent lên một tầm cao mới, một đế chế tự phản ánh
Cùng năm đó, Tencent trình làng WeChat và hướng suy nghĩ mới của họ đã được đền đáp xứng đáng
WeChat ra mắt vào tháng 1/2011 và mau chóng phổ biến khắp mọi nơi.
Tháng Tư năm nay, ứng dụng nhắn tin WeChat và dịch vụ chị em của nó có tên Weixin đã đạt kỷ lục khi thu hút 938 triệu người dùng tích cực hàng tháng.
Weixin và WeChat thực ra là một, Weixin dành cho người dùng có số điện thoại Trung Quốc trong khi WeChat dành cho những số điện thoại nước ngoài.
Để duy trì vị thế, Tencent đã mở rộng đầu tư sang cả game và ngân hàng
Tencent hiện đang có trong tay WeBank, ngân hàng tư nhân đầu tiên và duy nhất tại Trung Quốc chỉ thực hiện các giao dịch kỹ thuật số. Ngoài ra, Tencent còn trở thành hãng phát triển game hàng đầu Trung Quốc cũng như thế giới.
Theo Bloomberg, người dùng dành tới 1,7 tỷ giờ mỗi ngày cho các ứng dụng của Tencent. Game thành công nhất của Tencent, “Honour of Kings”, phổ biến tới nỗi chính phủ Trung Quốc gọi nó là độc dược
Tựa game này gây nghiện tới nỗi Tencent phải ra quy định giới hạn giờ chơi. Người chơi dưới 12 tuổi sẽ chỉ được chơi 1 giờ trong khi người chơi từ 12 tới 18 tuổi sẽ chỉ được chơi 2 giờ mỗi ngày.
Để chứng minh quyết tâm của công ty, Pony Ma đã yêu cầu các giám đốc đi bộ vượt sa mạc
Năm ngoái, trong chuyến du lịch hàng năm của công ty, Ma đã dẫn đầu ban lãnh đạo tham gia chuyến đi bộ qua sa mạc Gobi kéo dài hai ngày. Chuyến đi này, theo Ma, đại diện cho văn hóa của Tencent.
Chuyến đi gồm hai lượt đi bộ kéo dài 26 cây số trong hai ngày. Một số thành viên yêu cầu từ bỏ chuyến đi và về nhà sớm hơn nhưng Pony Ma và chủ tịch Martin Lau khăng khăng đòi tiếp tục.
“Chuyến đi này đại diện cho văn hóa của công ty”, Lau nói. “Chúng tôi đang tập trung nhiều hơn vào việc định hướng đích đến mà chúng tôi đang đi tới và quá trình thực hiện chứ không phải giá cổ phiếu”.
Trong năm ngoái, các dự án đầu tư của Tencent đã thu về 12,5 tỷ USD.