Blockchain đã trở nên phổ biến trong vài năm gần đây nhưng nhiều người vẫn không biết chính xác nó là gì. Về cơ bản, nó là một cách sắp xếp và lưu trữ dữ liệu số, có thể chia sẻ qua mạng và truy cập bởi những người cần nó mà không cần bất cứ yêu cầu định vị nào.
Hầu hết mọi người đều biết đến nó thông qua Bitcoin. Trong những năm gần đây, blockchain phổ biến với người dùng là doanh nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng và tổ chức tài chính, thậm chí với ngay cả phố Wall. Đối với những người am hiểu công nghệ, điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Hơn nữa theo một số cơ sở dữ liệu, blockchain khá an toàn, bảo mật và có phân quyền lưu trữ dữ liệu.
Theo trang Futurism, bên cạnh Bitcoin và được sử dụng trong ngân hàng, blockchain còn có rất nhiều ứng dụng tiềm năng khác. Nhưng công nghệ phát triển dựa trên blockchain phố biến nhất trong doanh nghiệp ngày nay là Ethereum. Được giới thiệu vào năm 2013 bởi nhà phát triển Vitalik Buterin 19 tuổi và thông qua tổ chức phi lợi nhuận Ethereum của Thụy Sỹ, Ethereum là một nền tảng phân quyền chạy trên một blockchain riêng biệt.
Ethereum được sử dụng trong các hệ thống thanh toán, crowdfunding (quỹ cộng đồng-hình thức kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng để hoàn thành dự án, sản phẩm khi bạn có ý tưởng nhưng lại không có quỹ tiền để thực hiện), đầu tư vàng, và nhiều ứng dụng điện toán đám mây khác. Những công ty sử dụng Ethereum bao gồm Accenture, Microsoft, Intel và một số ngân hàng… Những người dùng này đã cùng nhau thành lập Liên minh Doanh nghiệp Ethereum (EEA) trên phạm vi toàn thế giới.
EEA được hình thành để đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho Ethereum blockchain. Nó đang tìm kiếm những thành viên như Accenture, Banco Santander, BlockApps, BNY Mellon, CME Group, ConsenSys, IC3, Intel, J.P Morgan, Microsoft và Nuco. Các thành viên của EEA hy vọng có thể học hỏi từ thành công của Ethereum và thúc đẩy phát triển phần mềm thuận tiện hơn để tất cả doanh nghiệp trên toàn thế giới đều có thể sử dụng.
Jeremy Millar, thành viên hội đồng sáng lập của EEA, giải thích với báo chí trong buổi ra mắt rằng: “Các quốc gia phương Tây mong đợi các hệ thống an toàn và môi trường kiểm soát chặt chẽ. EEA hướng tới tập hợp những nhu cầu thiết yếu như vậy để cung cấp diễn đàn cho các doanh nghiệp cũng như thúc đẩy Ethereum nói chung.”
Buterin hy vọng rằng sự hợp tác này sẽ mang lại một tương lai sáng cho Ethereum: “Dự án Enterprise Ethereum Alliance sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xét tiêu chuẩn bảo mật, quyền cho phép và cung cấp các thuật toán để cải tiến khả năng sử dụng trong môi trường doanh nghiệp. Hơn thế nữa, các nguôn lực đóng góp cho dự án bởi thành viên sẽ góp phần thúc đẩy tiến bộ của hệ thống Ethereum.”
Khi sự cạnh tranh giữa những doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp ngày càng tăng, blockchain sẽ trở nên thiết yếu trong những năm tới. Mặc dù cạnh tranh với những cái tên tương tự trên thị trường nhưng với sự ủng hộ của EEA bởi nhiều công ty uy tín, Ethereum vẫn luôn là cái tên tiềm năng nhất khi ngày càng được nhiều doanh nghiệp tìm kiếm.