Lúc khai tử dòng điện thoại Nexus và triển khai mẫu mới Pixel, các chuyên gia đã biết đó không đơn giản là vấn đề làm mới thương hiệu của gã khổng lồ tìm kiếm Goolge. Hơn thế nữa, hãng này muốn tạo ra thứ gì đó cạnh tranh trực tiếp với iPhone của Apple ma Pixel mới chỉ là bước khởi đầu.
Cung ứng khép kín giống Apple
Khác biệt lớn nhất của Apple không chỉ đến từ phần mềm, phần cứng hay dịch vụ khách hàng mà bởi mọi yếu tố đó cộng lại, giúp tạo trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng.
Nói về điểm này, Google cũng có triển vọng có thể tái lập kỳ tích tương tự nhờ sự thống trị về mặt phần mềm, đặc biệt ở hệ điều hành Android. Pixel là minh chứng cho thấy hãng đã sẵn sàng và có khả năng tạo ra chiếc điện thoại mang nhiều tính năng độc đáo.
Gần đây khi thêm LG vào khâu sản xuất cùng đối tác truyền thống HTC, Google muốn cho tất cả trong một hệ thống tổ chức quy mô chứ không chỉ là khoán toàn bộ cho một nhà cung cấp như trước.
The trang The Verge, bên cạnh việc tự giải phóng bản thân khỏi phụ thuộc vào bất kỳ công ty cung ứng nào, nỗ lực của Google trong việc kiểm soát tất cả phần cứng thiết bị tương lai sẽ giúp tạo ra các giải pháp tùy chỉnh phù hợp hơn.
Luộc lại kỹ sư của Apple
Một mặt Google tự thiết kế SoC cho các thiết bị di động tương lai, mặt khác hãng này kéo được cựu binh cao cấp Manu Gulati của Apple để tạo ra bước phát triển to lớn trong tham vọng kiểm soát tối đa hệ thống sản xuất điện thoại thông minh.
Vì vậy, với Google, Pixel giống như cuộc thử nghiệm để kiểm tra xem khả năng về nguồn lực và lắp ráp toàn bộ thành phần của máy. Bài học lớn rút ra từ đó là khi nhu cầu Pixel lên cao, hệ thống của Google không thể đáp ứng kịp tạo nên bầu không khí thất vọng bao trùm làng công nghệ.
Rất may, Google chưa đưa ra bất kỳ lời hứa nào sẽ bán sản phẩm với số lượng lớn nên áp lực từ các bên không quá lớn. Mọi thứ sẽ khác rất nhiều trên Pixel 2 bởi dự đoán kế hoạch phân phối và tiếp thị được tiến hành rộng khắp hơn bản gốc.