Khoa học

KELT-9b sẽ là ngôi sao đỏ khổng lồ khoảng một tỷ năm nhưng không có sự sống

Nguồn ảnh lấy lại

Các nhà thiên văn học mới đây đã phát hiện một hành tinh ngoài Hệ Mặt trời có nhiệt độ lớn hơn bất cứ ngôi sao nào họ từng biết từ trước tới nay: đó chính là hành tinh khí khổng lồ KELT-9b.

Theo Mcalesternews, hành tinh này, quay quanh một ngôi sao trong chòm sao Thiên nga cách chúng ta 650 năm ánh sáng, có đặc điểm khác thường là nó cự kỳ nóng với bức xạ cực tím cực từ ngôi sao của nó lớn và nóng gấp đôi mặt trời. KELT-9b có sức mạnh phá huỷ hành tinh khi kéo theo các vật thể bay giống như đuôi của nó .

Nhóm các nhà thiên văn tại Đại học Bang Ohio đã phát hiện hành tinh vào năm 2014 thông qua cặp kính viễn vọng được thiết kế cho mục đích phát hiện các hành tinh quay xung quanh những ngôi sao cực sáng.

Hai kính viễn vọng hệ KELT được đặt tại hai bán cầu Trái đất (một ở bán cầu Nam, một ở bán cầu Bắc). Đối với việc tìm kiếm các hành tinh thì đây là các thiết bị đặc biệt rẻ, có giá trị dưới 1 triệu USD.

Trong khi các kính viễn vọng lớn hơn với độ phân giải cao tìm kiếm các hành tinh xung quanh những ngôi sao yếu ớt, thì các kính viễn vọng KELT có độ phân giải thấp hơn, nhưng quan sát đồng thời hàng triệu ngôi sao sáng chói hơn nhiều. Phát hiện mới đây cho thấy, những kính viễn vọng nhỏ có thể đảm nhiệm vai trò thiết thực.

Sử dụng kính viễn vọng KELT “Bắc bán cầu” ở Đài Quan sát Winer (Arizona, Mỹ), các nhà thiên văn học đã quan sát thấy sự suy giảm nhẹ của độ sáng ngôi sao KELT-9, lặp đi lặp lại sau chu kỳ 1,5 ngày đêm. Loạt quan sát cho thấy đây là hành tinh dạng sao Mộc. Một nhóm các nhà thiên văn học ở Đại học bang Ohio và Đại học Vanderbilt (Mỹ) thấy rằng hành tinh KELT-9b luôn hướng một bán cầu về phía ngôi sao.

Bán cầu đó đạt tới nhiệt độ 4.600 độ K, cao hơn so với nhiệt độ một số ngôi sao khác và thấp hơn nhiệt độ Mặt trời 1.200 độ K. Điều đó khiến cho một phần vật chất hành tinh bay hơi và dường như kéo theo một cái đuôi giống như đuôi sao Chổi.

Giáo sư Scott Gaudi, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết hành tinh này lớn hơn sao Mộc 2,8 lần, nhưng có tỷ trọng bằng một nửa. Có lẽ bức xạ mạnh đã “thổi bạt” khí quyển của nó. Khí quyển của hành tinh này không có các phân tử nước, carbon hay methane, bởi chúng không thể xuất hiện trong nhiệt độ cao như vậy. “Từ góc độ khối lượng, thì KELT-9b có thuộc tính hành tinh, tuy nhiên khí quyển của nó khó mà có thể tồn tại sự sống do nhiệt độ cao khủng khiếp.”

“KELT-9 sẽ phát triển lớn hơn thành một ngôi sao đỏ khổng lồ trong khoảng một tỷ năm,” một nhà nghiên cứu khác nói trong khi các nhà thiên văn khác hi vọng sẽ quan sát hành tinh nó gần hơn nữa nhờ các kính viễn vọng vũ trụ hiện có như Hubble và Spitzer cũng như kính James Webb sẽ được đưa lên vũ trụ trong năm tới.

Nhấn vào đây để bình luận

Trả lời bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

ĐỌC NHIỀU

Lên trên
Skip to toolbar