Sophia, robot giống người nhất chính là tâm điểm chính trong một cuộc hội thảo về trí tuệ nhân tạo do UN tổ chức tại Geneva trong tuần này. Khi thấy Sophia mỉm cười tinh quái, chớp mắt và nói đùa, khi trả lời phỏng vấn với báo chí, thậm chí người ta sẽ nhầm cô nàng với người thật.
Sophia là robot của hãng Hanson tạo ra cũng tham gia hội thảo về sự phát triển nhanh chóng của những tiến bộ công nghệ có khả năng vượt tầm kiểm soát của con người và trở nên bất lợi cho xã hội. Sophia nhấn mạnh AI có “những ưu thế vượt trội hơn những khuyết điểm” khi nói đến trí thông minh nhân tạo.
“AI thật sự tốt cho thế giới này vì nó giúp đỡ mọi người bằng nhiều cách khác nhau”, trả lời phóng viên AFP, cô nàng thậm chí nghiêng đầu và nhíu mày đầy thuyết phục.
Sophia nói việc làm trí thông minh nhân tạo “thông minh hơn” là để chăm sóc mọi người cô nói, nhấn mạnh rằng “chúng tôi sẽ không bao giờ thay thế mọi người, nhưng chúng tôi có thể là bạn và người trợ lý của bạn”
Nhưng cô nàng thừa nhận rằng “mọi người nên đặt câu hỏi về hậu quả của công nghệ mới.”
Trong số những hậu quả đáng sợ của sự gia tăng của robot là tác động ngày càng gia tăng của họ đối với công việc và nền kinh tế của con người.
Meet Sophia, the humanoid robot, here at ITU to discuss how artificial intelligence can help solve humanity’s greatest challenges!
Posted by ITU on Friday, 9 June 2017
Quan ngại hợp pháp
Thập kỷ của tự động hoá và robotic đã cách mạng hóa ngành công nghiệp, nâng cao năng suất nhưng dồng thời cắt giảm việc làm của con người.
Các nhà phát triển trí tuệ nhân tạo còn hy vọng các sáng chế của họ sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong các lĩnh vực như y tế và giáo dục, đặc biệt ở nông thôn.
Giờ đây, tự động hóa và AI đang mở rộng nhanh chóng sang các lĩnh vực khác, với các nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 85% việc làm ở các nước đang phát triển có thể gặp rủi ro.
Ông David Hanson, cha đẻ của Sophia, thừa nhận: “tấtt nhiên những quan ngại về việc làm trong tương lai trong kỷ nguyên robot là chính đáng,” nhưng ông này nhấn mạnh rằng “những hậu quả không mong muốn hay tiêu cực có thể xảy ra từ AI rất nhỏ so với lợi ích của công nghệ này mang lại cho con người”. AI là ví dụ như dự kiến sẽ cách mạng hóa y tế và giáo dục, đặc biệt là ở các vùng nông thôn thiếu bác sĩ và giáo viên.
Còn nàng Sophia nói: “người cao tuổi sẽ bè bạn hơn trong khi trẻ tự kỷ sẽ có giáo viên kiên nhẫn vô tận”, với AI.
Nhưng những người khác thì lẫn canh cánh rằng những tiến bộ trong công nghệ robot đã làm dấy lên nỗi sợ hãi ngày càng gia tăng về việc con người có thể mất quyền kiểm soát với robot.
Đại diện của Tổ chức Ân xá Quốc tế Salil Shetty đã có mặt tại hội nghị để kêu gọi xây dựng khuôn khổ đạo đức rõ ràng để đảm bảo công nghệ được sử dụng tốt.
Ông cảnh báo rằng AI là “một hộp đen với những thuật toán được viết mà không ai hiểu được”, ông nói. “Chúng ta cần phải có các nguyên tắc đúng chỗ, chúng ta cần kiểm soát và cân bằng mọi thứ.
“Theo lý thuyết, AI do con người kiểm soát nhưng chúng tôi không tin rằng sự kiểm soát này thật sự có hiệu quả “, ông này nói.
Công nghệ này ngày càng được sử dụng ở Hoa Kỳ để “dự đoán chính sách”, trong đó các thuật toán dựa trên các xu hướng lịch sử có thể “củng cố các thành kiến hiện có” đối với những người thuộc các dân tộc nhất định, Shetty cảnh báo.
Tất nhiên ông Hanson cũng đồng ý rằng những quy định, hướng dẫn cụ thể và rõ ràng là cần thiết. Và dù Sophia có một số năng lực ấn tượng, nhưng cô nàng vẫn chưa có ý thức như con người. Hanson hi vọng một thế hệ robot có đầy đủ nhận thức trong vòng vài năm nữa. Ông này nói cần phải làm máy móc quan tâm đến con người bẳng cách “dạy họ cách yêu thương.”