Khá nhiều người có thói quen bỏ đều đặn từ một đến vài bữa một tuần trong khi những người khác thì bớt một thìa cơm cũng không thể. Vậy những người bỏ bữa có bị đói không? Có chứ, nhưng bị đói giúp họ thông minh hơn. Trang New Scientist cho biết các nhà nghiên cứu cho rằng việc nhịn ăn có thể làm tăng khả năng hoạt động của não và điều này được cho là gây ra bởi các ‘hormone đói’.
Ghrelin là một loại hoocmon được tiết ra chủ yếu từ dạ dày, báo hiệu cho não biết rằng bạn đang đói. Các nhà nghiên cứu tin rằng nồng độ ghrelin tăng lên trong thời gian bạn bị đói và sẽ trở về bình thường vào vài giờ sau khi ăn.
Giáo sư sinh lý học phân tử Jeffrey Davies ở Đại học Swansea, Vương quốc Anh cho biết ghrelin không chỉ là nguồn phát tín hiệu cho cơn đói. Trong bài nghiên cứu của Davies công bố, ghrelin là một hoocmon có thể kích thích sự phát triển của tế bào não và cải thiện trí nhớ ở chuột.
Một chức năng nữa của hormone này là đáp ứng những thay đổi trong môi trường, được gọi là homeostatic. Chức năng này được giải phóng trong lúc cơ thể ít tiếp thu calorie, để kích hoạt các cơ chế kích thích sự thèm ăn và phục hồi trạng thái trao đổi chất.
Trong nghiên cứu này, những chú chuột sẽ được ăn 70% lượng thức ăn trong 14 ngày, chúng phát triển nhiều neuron trong phần bộ não có vai trò học tập và ghi nhớ. Quá trình này gọi là sự phát triển thần kinh (neurogenesis), cải thiện khả năng trí nhớ dài hạn.
Davies cho biết rằng trên thực tế loài chuột nhịn ăn có thể tăng cường khả năng của bộ não, và điều này có thể được áp dụng trên con người. Tuy nhiên, ông cho biết điều này không có nghĩa là chúng ta bỏ bữa chỉ để não hoạt động tốt hơn.
Giáo sư Davies cũng cho biết: “ý nghĩa muốn nói đến ở đây, là việc hạn chế calorie có hại vào cơ thể, cũng như việc tập thể thao, nó khiến sức khỏe được tăng cường.”
Nhưng tt nhiên không ai khuyến khích việc tuyệt thực hoàn toàn, họ chỉ gợi ý kiểu tuyệt thực khoa học trong thời gian ngắn, nhất định.