công nghệ

Không Quân Mỹ muốn in 3D cả bom mẹ

Các nhà khoa học quân sự Hoa Kỳ đang phát triển những quả bom mẹ nhỏ hơn với có độ sát thương lớn hơn bằng công nghê in 3D. Bom mẹ MoAB (Mother of All Bombs) có chiều dài 9,17 m, đường kính 102,9 cm, khối lượng 9,5 tấn và chứa 8,4 tấn các thuốc nổ mạnh. Bán kính nổ phá là 137,61m, tuy nhiên sóng xung kích cực lớn được tạo ra trong không khí có thể có thể san bằng tới 9 khu nhà trong thành phố.

Theo trang Wearethemighty, thế hệ tiếp theo của loại bom mẹ có thể sẽ nhỏ hơn, nhẹ hơn nhưng vẫn đầy sức mạnh. Đó là một phần của khái niệm bom thế hệ mới mà các nhà khoa học và kỹ sư tại phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không Quân Hoa Kì (AFRL) đang nghiên cứu.

Theo tiến sĩ John Corley, nhà lãnh đạo kỹ thuật hàng đầu về khoa học quân sự tại AFRL, loại bom này là một phần của chương trình Công nghệ Nâng cao, có thể được cấu trúc để trở nên nhẹ hơn bằng cách sử dụng các vật liệu tái cấu trúc thông qua công nghệ in 3D ngay trong quả bom thay vì ở lớp vỏ ngoài.

Ông Corley cho biết: “Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu về công nghệ in mới này trong suốt 5 đến 10 năm qua”.

Một trong những nhân tố chủ chốt cho phép tạo mẫu quả bom này là công nghệ in 3D. Ông Corley nói: “Hiện tại, hầu hết các loại bom đều có vỏ ngoài dày khoảng 5cm”. Điều này thực sự gây cản trở các vụ nổ lớn hơn, tạo ra nhiều mảnh vỡ hơn.

Loại bom MOAB đang được sử dụng khá to và kềnh càng.

Thay vào đó, phòng thí nghiệm đã bắt đầu cho chế tạo mẫu vỏ bom bằng thép. Điều này sẽ giúp chuyển chất liệu từ vỏ ngoài vào ngay bên trong quả bom.  Ngoài ra, phòng thí nghiệm cũng sử dụng loại dây dẫn nổ đặt chìm bên trong quả bom.

Ông Corley cho rằng nhờ vậy họ sẽ có tất cả những tính năng tại vị trí của ngòi nổ. Ông cho biết các loại bom hiện nay luôn bị hạn chế về cách gắn kết giữa ngòi nổ và vỏ bom. Việc tách ngòi nổ ra khỏi vỏ bom sẽ tăng tính linh hoạt của bom về thời gian và cách thức phát nổ.

Theo ông, bước tiến tiếp theo của dòng bom cao cấp trong tương lai sẽ là hợp nhất các hiệu ứng “tùy chỉnh” này.

Ông nói rằng: “Với một hiệu ứng ‘tùy chỉnh’, vào bất cứ thười điểm nào, bạn có thể dùng vũ khí để tạo nên một vụ nổ nhỏ hoặc lớn tùy ý, và ngay lúc này đây, chúng ta đã có thể kiểm soát được điều này chẳng hạn như về chiều cao của vụ nổ”.

Chiều cao của vụ nổ sẽ cho chúng ta biết phạm vi thiệt hại. Các sóng xung kích thành công như chiếc GBU-43 Massive Ordnance Air Blast được định vị bằng GPS hoặc MOAB được sử dụng để xâm nhập mục tiêu. Chúng có thể được kiểm soát tốt ở mức nhỏ hơn hoặc lớn hơn tùy thuộc vào hiệu ứng tùy chỉnh được sử dụng.

Do đó, phạm vi nổ lớn hay nhỏ của bom có thể được dùng cho bất cứ nhiệm vụ nào. Vì vậy, lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta thấy rằng kích thước thực của quả bom không thực sự là một vấn đề quan trọng.

Nhìn lại kiểu bom MOAB trong quá khứ, ông Corley cũng lưu ý rằng các máy bay quân sự ngày nay cũng đang trở nên nhỏ gọn hơn, do đó vũ khí cũng cần phải thích ứng và dĩ nhiên là cần nhỏ gọn để trở nên phù hợp hơn.

Ông chia sẻ: “Sức chứa bom đạn dành cho chúng tôi là 500 pound và 2000 pound (tương đương khoảng 226kg và 907kg), nhưng chúng tôi mong muốn loại bom 100 pound (khoảng 45kg) cũng có sức công phá tương đương bom 500 pound”

Tuy nhiên, Corley cũng cho biết việc Không Quân Hoa Kì có chế tạo bom trong nhà như kiểu MOAB hay không vẫn chưa được xác định. Ông cũng cho biết vẫn cần phải chờ thêm vài năm nữa mới hoàn thành loại bom này trên thực tế còn hiện tại chương trình AOT mới chỉ đưa ra những concept cơ bản mà thôi.

Nhấn vào đây để bình luận

Trả lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐỌC NHIỀU

Lên trên
Chuyển đến thanh công cụ