Biến đổi khí hậu và gia tăng dân số đã và đang tạo ra áp lực rất lớn đối với hành tinh của chúng ta; đất đai, nguồn nước, khí hậu, động thực vật, nhiên liệu… đều đang gặp phải các vấn đề tiêu cực. Tình hình ngày càng trở nên tệ hơn, đến mức mà một nhà khoa học nổi tiếng của NASA đã nói rằng chúng ta cần phải nghĩ đến việc khai thác và tạo hình sao Hỏa, và để con người có thể tồn tại ở mức độ hiện nay, chúng ta sẽ cần “ít nhất là ba hành tinh”.
“Toàn bộ hệ sinh thái đang bị tàn phá”, Dennis Bushnell, giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Langley của NASA nói. “Về cơ bản, dân số quá đông. Người ta cho rằng hiện nay chúng ta chỉ còn từ 40 - 50% hành tinh, chúng ta sẽ cần thêm ít nhất là ba hành tinh nữa.”
The tin từ trang Motherboard, Bushnell đã thảo luận về việc phát hành “Nhà nước của Tương lai” nằm trong Dự án Thiên niên kỷ, đây là một báo cáo thường niên xem xét những thách thức toàn cầu và tìm cách để giải quyết chúng. Ông đã nói rằng, sao Hỏa là một khởi đầu lý tưởng, chúng ta sẽ sớm có thêm không gian để sống.
Đây không phải lần đầu tiên mà nhu cầu khai thác một hành tinh khác được nhắc đến, nhưng những ý tưởng như vậy thường được đề xuất trong tình huống liên quan trực tiếp đến tự tồn vong của loài người hay chiến tranh hạt nhân. Vào năm 2012, Quỹ Bảo vệ Động vật Hoang dã cũng đề nghị ý tưởng về ba hành tinh, cho rằng chúng đã sử dụng khoảng 50% nguồn lực mà Trái Đất có thể cung cấp, và đến năm 2050, chúng ta sẽ cần thêm ba hành tinh để duy trì tốc độ phát triển hiện tại.
Bushnell không nói rằng khi nào chúng ta cần thêm ba hành tinh hay những hành tinh đó có thể là nơi nào, tuy nhiên Hệ Mặt trời đang khá khô cằn để trở thành nơi có thể khai thác.
“Vấn đề không phải là thông báo hay gây hoài nghi”, Jerome Glenn, CEO của Dự án Thiên niên kỷ. Đây là việc xác định những thách thức Trái Đất phải đối mặt và đang tìm cách để vượt qua nó. “Chúng ta không được bi quan. Chúng ta phải tìm ra những cách thông minh để giữ cho giống loài tồn tại.”
Trong bất kỳ trường hợp nào, Bushnell đều không có ý muốn chúng ta rời khỏi Trái Đất, ông muốn chỉ ra rằng chúng ta cần phải dừng việc tiêu thụ các nguồn lực. Và ông đưa ra một giải pháp là: khai thác nước biển.
Những giống cây chịu mặn có thể phát triển tốt trong nước biển sẽ rất tiềm năng trong việc tạo ra nhiên liệu sinh học bằng cách trồng chúng ở giữa đại dương (hay ít nhất là sử dụng nước biển để tưới cho cây). Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu khả năng này, và một dự án MIT đã đề xuất những chương trình thí điểm ở Ấn Độ, Pakistan, Lào, Algeria và một số quốc gia nghèo khác sẽ được bắt đầu trong năm nay, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nhiều tiến triển. Bushnell cũng nói rằng những phương pháp này sẽ giải quyết phần lớn vấn đề của chúng ta.
“Nếu bạn trồng cây chịu mặn trên những vùng đất ô nhiễm và tưới bằng nước biển, trong 10 - 15 năm bạn sẽ có nhiên liệu với giá rẻ bằng một nửa hiện nay”, ông nói. “Điều đó có thể cùng lúc giải quyết vấn đề đất đai, lương thực, năng lượng và khí hậu.”
Đương nhiên, nếu chúng ta không thể làm được điều này, thì có lẽ nên tính đần đến việc mua đất trên sao Hỏa dần đi là vừa.