Với 6 triệu người trên 700 km vuông ( 2776 dặm vuông), đảo quốc Singapore là thành phố có mật độ dân số đông thứ ba trên thế giới khoảng 8000 người trên một km vuông ( 20000 người trên một dặm vuông). Trong khi đó Hoa Kì đứng thứ 182 với mật độ dân số 33 người trên một km vuông ( 85,5 dặm vuông).
Hiện tại, người ta ước tính rằng lượng khí thải của các khu đô thị đông dân cư chiếm 70 phần trăm khí thải nhà kính mặc dù chúng chỉ bao phủ 2 phần trăm diện tích của thế giới. Điều này thật đáng báo động với các nhà hoạt động môi trường. Các thành phố đô thị đang nhanh chóng thay thế các vùng đất nông thôn cùng với tốc độ toàn cầu hóa và dân số tăng nhanh. Nhưng Singapore đã có sáng kiến biến nó trở thành thành phố xanh từ năm 2008.
Xây dựng các tòa nhà xanh là sáng kiến của Cheong Koo Hean, người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo công ty phát triển đô thị. Bà là kiến trúc sư và CEO của Ban Nhà ở và Phát triển, xây dựng và quản lý nhà ở công cộng cho công dân Singapore. Bà đặt niềm tin vào chính sách khuyến khích yêu cầu thay thế cây xanh 100 phần trăm. Bởi sự phát triển đô thị sẽ phá hủy môi trường sống của hệ thực vật vì vậy trồng cây trên vườn bậc thang là điều vô cùng cần thiết.
Bà Heon không coi trồng cây xanh là một lựa chọn mà là việc cấp thiết cho một thành phố như Singapore. Bà cho rằng sự hạn chế về đất đai không cho phép đất nước này có sự lựa chọn nào khác ngoài việc áp dụng phát triển theo độ cao. Singapore dùng sắc xanh lam và xanh lá để tạo cảm giác không gian thoáng hơn và giảm sự ngột ngạt. Heon mong muốn đạt dấu mộc xanh vào năm 2030 và hy vọng những thành phố tương tự khác có thể áp dụng mô hình này.
Những thành phố khác có thể phát triển các tòa nhà tiết kiệm năng lượng và nước để cải thiện môi trường bên trong bằng việc sử dụng các mô hình kỹ thuật thân thiện với môi trường như pin mặt trời, tấm cách nhiệt, quạt thông gió. Như vậy, các tòa nhà hiện đại ở các thành phố đông đúc nhất trên thế giới cũng có thể làm giảm lượng khí thải carbon.