Theo TechinAsia, với dân số 90 triệu người, Việt Nam là thị trường lớn thứ ba ở Đông Nam Á sau Indonesia và Philippines. Giống như nhiều nước khác, Việt Nam cũng là một đất nước có dân số trẻ, có khoảng hơn 40% dân số dưới 25 tuổi. Sự gia tăng dân số trẻ có thể sẽ trở thành thế hệ người tiêu dùng tiếp theo và mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khai thác vào thị trường trẻ mới nổi này. Việt Nam cũng là một đất nước có mạng lưới thông tin tốt, với 50% dân số biết sử dụng internet và hơn ⅓ dân số sử dụng smartphone.
Nhưng mặc dù nhiều người nghĩ rằng Việt Nam là một khối dân tộc đồng nhất, thì vẫn có những nền văn hóa khác nhau ảnh hưởng tới cách mà các start-up khởi nghiệp tại đất nước này.
Vì vậy, làm thế nào chúng ta có thể kiểm soát những điều này ở Việt Nam? Và hệ sinh thái của các doanh nghiệp start-up địa phương như thế nào? Tôi đã có cuộc trao đổi với một doanh nhân Việt Nam và các chuyên gia về hệ sinh thái ở Việt Nam, ông Lê Thanh Sơn và ông Đỗ Minh Anh để tìm hiểu chi tiết.
Người miền Bắc và người miền Nam
Trước khi chúng ta đi sâu tìm hiểu vào hệ sinh thái của các start-up Việt Nam, chúng ta cần hiểu rõ về lịch sử trước tiên.
Cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975 đã phân chia Việt Nam thành hai nhóm khác biệt: những người dân khu vực miền Bắc thường có nguồn gốc ở Hà Nội, và đây cũng là trụ sở của các cơ quan chính phủ của đất nước; và những người dân miền Nam thì thường sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh (HCMC)
Có các sự khác biệt về văn hóa giữa hai nhóm này. Theo ông Sơn, những người được sinh ra và lớn lên ở thành phố Hồ Chí Minh thì thường có xu hướng cởi mở hơn, chuyên nghiệp hơn và luôn luôn đi thẳng vào vấn đề. Trong khi đó, người dân miền Bắc thường chú trọng tới các quan hệ chính trị (giúp cho họ có nhiều cơ hội tiếp xúc với khối chính phủ) trước khi tham gia vào một hoạt động kinh doanh nào.
Khôi Nguyên, nhà sáng lập và CEO của WeFit rất đồng ý với nhận định trên. Ông nhận thấy thành phố Hồ Chí Minh là một nơi mà các start-up có thể hướng trực tiếp dịch vụ của mình tới khách hàng cuối, trong khi đó ở Hà Nội thì phần lớn là các start-up có mối liên hệ với chính trị.
Alvin Koh người Singapore, nhà sáng lập và CEO của Peko Peko có trụ sở tại Hà Nội, ông đã sống tại Việt Nam hơn 3 năm và nhận định rằng người miền Bắc nói chung là có học vấn tốt, thường có thói quen tiết kiệm tiền và thận trọng hơn; trong khi đó người miền Nam năng động hơn, sẵn sàng khởi nghiệp và chi tiêu theo mức họ kiếm được.
Từ các cuộc trò chuyện với các doanh nhân Việt Nam, chúng ta thấy có một sự chênh lệch. Người miền Bắc có khuynh hướng tự xem mình là người có văn hóa và tinh tế hơn, thích các giấy tờ thủ tục, thích dùng các phép ẩn dụ và châm biếm, thậm chí ngay cả trong cách nói chuyện hàng ngày. “Người miền Bắc cũng ngại sự thay đổi, điều này tạo ra khó khăn trong việc thích nghi với một công nghệ mới” ông Dương Thế Vinh, đồng sáng lập và CEO của Cititech có trụ sở tại HCMC nói. “Tôi nhận thấy các công ty có trụ sở ở Hà Nội thường muốn đưa sản phẩm của mình ra thị trường thế giới nhiều hơn, thay vì thử nghiệm sản phẩm của họ ở thị trường Hà Nội.”
Việt Kiều và nền giáo dục ở nước ngoài
Việt Kiều, cộng đồng người di cư khỏi Việt Nam trong chiến tranh, đang trở lại đất nước sau khi đất nước mở ra các cơ hội mới đón Việt Kiều trở về. Một báo cáo cho thấy có khoảng 1,5 triệu người Việt Kiều đang sinh sống ở Mỹ, và các nước khác còn nhiều hơn nữa. Sự trở về của Việt Kiều là động lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam, cộng đồng Việt Kiều đã đóng góp khoảng 12,3 tỷ đô la Mỹ năm 2015.
Sự trở về của cộng đồng Việt Kiều không chỉ đóng góp về mặt kinh tế, mà còn mang lại các kỹ năng khởi nghiệp và các mối quan hệ. Một ví dụ điển hình là Sonny Vũ, người Mỹ gốc Việt thành lập MisFit Wearables Corp, được Tập đoàn Fossil mua lại với giá 260 triệu đô la Mỹ. Một ví dụ khác là Bình Trần, đồng sáng lập viên Klout của Thung lũng Silicon, hiện đang điều hành 500 quỹ Startups tại Việt Nam.
“Chúng ta cũng đừng quên những người Việt Nam đã được đào tạo ở nước ngoài và đang đóng góp cho hệ sinh thái khởi nghiệp”, ông Sơn nói. Một báo cáo của ông Đỗ Minh Anh, cựu quản lý biên tập cho Tech in Asia tại Việt Nam, đã chứng minh quan điểm này.
Theo ông Minh Anh, người được đào tạo ở nước ngoài có lợi thế hơn Việt Kiều:
“Người Việt Nam du học ở nước ngoài có lợi thế đáng kể so với người Việt Nam định cư ở nước ngoài vì họ hiểu biết về văn hoá và lối sống. Nhìn chung, người Việt Nam ở nước ngoài thường có tư tưởng phương Tây, đang cố gắng tìm hiểu suy nghĩ của người phương Đông, nhưng điều này quá khó để thành lập một cộng đồng người Việt Nam hoặc xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Những người đang từ phương Đông sang phương Tây và sau đó trở về phương Đông thì sẽ thuận lợi hơn nhiều”.
Các cơ hội ở thị trường Việt Nam
Lối sống tiêu dùng trung lưu
Giống như các thị trường mới nổi ở Đông Nam Á khác, tầng lớp trung lưu có học thức đang phát triển là điểm chú tâm của rất nhiều doanh nghiệp. Ngành thương mại điện tử là một thị trường đang phát triển, đạt 4,1 tỷ đô la vào năm 2015, và tăng trưởng hàng năm ở mức 37%.
Khai thác vào làn sóng này là Cao Nguyên, người sáng lập và Giám đốc điều hành của UseData, một nền tảng tự động hóa marketing. Theo ông Nguyên “95% các cửa hàng thương mại điện tử là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ sử dụng quảng cáo để gia tăng doanh thu. Điều này thực sự không hiệu quả”. Để phát triển được nền tảng này, công ty của ông đã rất nhanh chóng cá nhân hóa các thông điệp để xây dựng mối quan hệ với các khách hàng, từ đó giúp tăng doanh thu.
Alvin đồng tình về sự cần thiết của việc phát triển các mối quan hệ. “Việt Nam có một nền tảng mối quan hệ rất cao. Việc xây dựng một mối quan hệ mật thiết, thân cận với khách hàng là một yếu tố quyết định thành công”, ông nói.
Tầng lớp trung lưu cũng có một lối sống lành mạnh. Hiểu rõ về điều này nên ông Khôi đã sáng lập ra WeFit, một ứng dụng thể thao cho phép người dùng có thể trải nghiệm tìm kiếm và luyện tập tại hàng trăm phòng tập khác nhau trên khắp Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, có khoảng 94,5% tỷ lệ người dân biết chữ thuộc tầng lớp trung lưu. Đây là một con số giáo dục rất ấn tượng đối với một quốc gia đang phát triển. Tận dụng lợi thế này, ông Khanh Tong, CEO của Checkit có trụ sở tại Hà Nội đã phát triển một ứng dụng nhằm tóm tắt những hiểu biết chính của các sách tiếng Việt.
Nguồn tài nguyên của các tài năng công nghệ
“Một trong những lợi thế lớn nhất của việc điều hành doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam đó là chúng tôi tìm thấy rất nhiều người có tài năng tuyệt vời với một mức chi phí vận hành thấp”, ông Dương nói.
“Kỹ sư phần mềm (sinh viên mới tốt nghiệp) có thể có mức lương khởi điểm là 500 USD, và những người có trên ba năm kinh nghiệm thì có thể đạt mức lương 1,000 USD”. Ông Sơn nói “Đây được xem là một mức thu nhập tương đối cao”.
Ông Sơn cũng cho biết, những developer giỏi thường tốt nghiệp từ các trường đại học như Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh. Theo ông Sơn, các trường đại học này có rất nhiều giảng viên có kinh nghiệm, có nhiều người đã từng đi học và được giảng dạy ở nước ngoài.
Ông cũng cho các doanh nghiệp startups hoặc các công ty công nghệ lớn của nước ngoài vay vốn khi họ muốn thành lập một đội ngũ nhân sự công nghệ thông tin của họ ở Sài Gòn. “Vì phạm vi công việc của họ đòi hỏi các kỹ thuật viên có trình độ cao. Điều này đã tạo ra một ranh giới phân loại giữa những người được coi là giỏi”, ông nói.
Thông thường, các tổ chức như Grokking Việt Nam thường xuyên tổ chức các sự kiện nhằm giới thiệu các ứng dụng mới trong cộng đồng kỹ thuật phần mềm để chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất trong việc xây dựng các hệ thống phần mềm có quy mô lớn và phức tạp.
Doanh nhân Việt Nam
Ông Khôi quan sát thấy rằng các doanh nhân Việt Nam làm việc rất chăm chỉ, thường xuyên dành từ 14-16 tiếng/ngày để làm việc. “Họ rất thích họp hành, đặc biệt là các cuộc trò chuyện mở, thân mật”. “Phần lớn những người sáng lập startup đều có một nền tảng về công nghệ rất tốt và rất am hiểu về phát triển phần mềm”, ông nói.
Ông Sơn cho rằng điều này là rất cần thiết. Ông nói “Điều này là do tỷ lệ lạm phát tăng nhanh hơn tiền lương”. “Rất nhiều các doanh nhân làm việc bán thời gian, như kinh doanh tự do hoặc đi giảng dạy thêm để tăng thu nhập”. Ông cũng đề cập đến áp lực văn hóa đồng nghiệp của các doanh nhân trong lĩnh vực kinh doanh của họ và áp lực về việc cần phải thành công càng sớm càng tốt.
Ông Cao bổ sung, phần lớn các start up thường là những người trẻ, họ chưa có đầy đủ kinh nghiệm, mối quan hệ và các kỹ năng cần thiết. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của các start up này.
Tuy nhiên, Alvin khẳng định, những người trẻ là những người luôn luôn sẵn sàng chăm chỉ làm việc, sẵn sàng chịu thất bại và làm lại. Đây là một điểm đặc biệt nổi trội của start up Việt Nam chạy dài từ Bắc vào Nam và gắn liền theo lịch sử đất nước này. Ông nói vui “nếu phải nói về một thói quen đặc biệt nào đó của các doanh nhân Việt Nam thì tôi sẽ nhớ ngay đến thói quen ngồi uống bia tại một nơi ồn ào, đông đúc, mà người Việt gọi nó là Bia Hơi”
Các điều lệ của chính phủ trong hệ sinh thái này
“Ngày nay, tất cả mọi người đều đang nói về chủ đề khởi nghiệp, và cũng đã có rất nhiều người bắt đầu khởi nghiệp từ một vài năm trước. Chính phủ cũng đã hỗ trợ việc khởi nghiệp thông qua việc thay đổi các điều luật, tổ chức các cuộc hội thảo về chủ đề này và mở một số tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp như tăng tốc doanh nghiệp (Accelerators)” ông Khôi nói.
Để hỗ trợ sâu hơn vào hệ sinh thái khởi nghiệp, chính phủ Việt Nam đã thông qua Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo, là một “chương trình quốc gia hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam vào năm 2025”.
Tại Hồ Chí Minh, nhà nước đã đầu tư khoảng 38,5 triệu đô la Mỹ và gần 52 hecta để xây dựng Thung lũng Sài Gòn Silicon theo mô hình tương tự như ở Mỹ. Thung lũng này nhằm mục đích “thu hút các doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài và các tập đoàn quốc tế trong lĩnh vực công nghệ cao; và hỗ trợ, nghiên cứu, đổi mới và chuyển giao các ứng dụng”.
Một cụm công nghiệp công nghệ khá mới nhưng đang phát triển ở Đà Nẵng cũng đã được hình thành.
Theo ông Sơn “Đà Nẵng khác với các thành phố khác, vì cơ sở hạ tầng ở đây mới, không có các cơ sở hạ tầng cũ”
Những thách thức mà startup gặp phải
Mặc dù có một hệ sinh thái nhiều thuận lợi, nhưng các startup cũng gặp phải nhiều khó khăn
Thiếu vốn
“Rất khó thuyết phục các nhà đầu tư Việt Nam mạo hiểm đầu tư ngay ở giai đoạn đầu tiên thành lập hoặc các nhà đầu tư nước ngoài và các VC phải mất rất nhiều thời gian để hoàn thiện thủ tục” ông Khôi nói. “Chúng ta phải nỗ lực rất nhiều ngay ở giai đoạn đầu và giai đoạn đầu tiên luôn luôn là thời kỳ khó khăn nhất vì sản phẩm mới, chưa hoàn thiện, trong khi người tiêu dùng có rất nhiều các sự lựa chọn khác và luôn có nhiều nghi vấn về sản phẩm”.
Ông Khánh nhất trí rằng hệ thống sinh thái khởi nghiệm ở Việt Nam mới chỉ trong giai đoạn phôi thai và hạn chế về các nguồn lực, thiếu các không gian làm việc chung, hệ thống nhà cung cấp và các chương trình khởi nghiệp. Theo ông, các nhà đầu tư là những người mới đối với thị trường Việt Nam, và họ không thực sự cung cấp các sự hỗ trợ cần thiết. Bởi vì họ không cảm thấy thật sự tin tưởng vào hệ thống pháp luật ở Việt Nam, thay vào đó, họ đã đầu tư khởi nghiệp ở Singapore, nhận được sự hỗ trợ từ Telstra Australia và tham gia vào tổ chức tăng tốc khởi nghiệp Muru-D Singapore.
Chính sách không rõ ràng và thực hiện chậm
Mặc dù có nhiều sáng kiến để hỗ trợ phát triển nghiệp, nhưng ông Alvin lưu ý rằng các quy định của chính phủ thường chậm được thực hiện và thiếu khuôn khổ để mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp.
Ông Cao tán thành “Trong khi một số quỹ của chính phủ gần đây đã được công bố, nhưng chính phủ vẫn không thể mô tả rõ ràng về các cơ hội, tài chính, và rất nhiều các công việc giấy tờ khác để hỗ trợ startup”.
Ông Dương nói thêm “Tôi nghĩ rằng cho đến bây giờ các quy định tại Việt Nam đã đủ tốt cho các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam. Luật pháp vẫn chưa thật hoàn chỉnh để hỗ trợ cho việc khởi nghiệp, và điều này cần thời gian để hoàn thiện. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng việc chính phủ luôn sẵn sàng hỗ trợ cho khởi nghiệp, đó là một dấu hiệu đáng mừng”.
Rào cản ngôn ngữ và nhu cầu hợp tác quốc tế
Ông Sơn nhận thấy có sự khác biệt giữa người Việt Nam trong và ngoài nước trong việc gây quỹ, có thể là do rào cản ngôn ngữ mà trước đây phải đối mặt khi tiếp xúc với các nhà đầu tư nước ngoài
“Hơn nữa, các sản phẩm của các công ty mới thành lập đã tương đối hoàn thiện, nhưng họ tập trung nhiều hơn vào thị trường Việt Nam có lẽ là do rào cản ngôn ngữ”. “Cần có thêm nhiều sự hợp tác quốc tế để tiếp xúc và chuyển giao kiến thức”
Lời khuyên cho các startup
Theo Alvin, việc khuyên góp vốn từ gia đình và bạn bè chắc chắn là một điều hữu ích “Trong bối cảnh về việc tài trợ, ngày càng có nhiều quỹ của các nhà đầu tư và các hạt giống đang tăng lên. Tuy nhiên, đa phần trong số các nhà đầu tư này là những người mới, chưa có một quy trình cụ thể của việc đầu tư, do vậy việc đầu tư thường diễn ra chậm. Thường phải mất từ 3 tới 6 tháng mới có thể nhận được quỹ tài trợ, do đó, trong thời gian chờ đợi, hãy tự mình chuẩn bị vốn một cách thật khôn ngoan.”
Ông Sơn bổ sung “Xây dựng các mối quan hệ bền vững là một điều rất quan trọng ở Việt Nam. Không chỉ tập trung vào các khía cạnh công nghệ, mà còn rất quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh. Việt Nam cũng là một thị trường mới nổi, tuy nhiên nhiều nhu cầu cơ bản vẫn chưa được giải quyết. Doanh nghiệp sẽ thành công nếu thực hiện tốt và đơn giản”
Tổng kết
Tôi sẽ mượn lời của ông Khánh để làm kết luận cho bài báo này:
“Từ quan điểm của một nhà khởi nghiệp, chúng ta cần rất nhiều nhà đầu tư ở giai đoạn đầu, cả về số lượng và chất lượng. Rất nhiều startup cần kiến thức về việc bán hàng và trình bày ý tưởng khởi nghiệp của họ để khởi nghiệp và để hoàn thiện hơn. Thậm chí, ngay cả khi các nhà đầu tư không đầu tư vốn cho họ, thì lời khuyên từ các nhà đầu tư là một điều rất tốt để họ có thể sẵn sàng khởi nghiệp và góp vốn”.
(Xin chân thành cảm ơn ông Lê Thanh Sơn và ông Adrian Tan, Giám đốc chương trình VIISA đã giới thiệu các công ty khởi nghiệp. Cũng xin cảm ơn ông Đỗ Minh Anh và ông Sơn về cuộc trò chuyện và hiểu biết sâu sắc của các ông về Việt Nam)
Dịch từ Tech in Asia