công nghệ

Công nghệ AR giúp người đang ở Singapore trồng cây tại Indonesia

Nguồn ảnh E27

Công nghệ thật tuyệt vời. Nó giúp chúng ta có khả năng làm những điều to lớn và đáng quý ở nhiều vùng miền trên thế giới, thậm chí không cần gác lại cuộc sống bận rộn của chúng ta lại.

Vài tuần trước, tôi có cơ hội tham dự một trải nghiệm trồng cây ảo tại bảo tàng Nghệ thuật khoa học ở Singapore.

Google, Lenovo và WWF ( Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới) đã hợp tác để biến 1000 mét vuông đất thành rừng nhiệt đới ảo qua Into the Wild.

Hàng trăm dặm là khoảng cách từ chỗ tôi đến khu rừng nhưng nhờ công nghệ tương tác thực tế ( Augmented Reality- AR), một cái cây thật sẽ được trồng ở rừng nguyên sinh Rimbang Baling còn lại cuối cùng của Indonesia.

Hành trình của tôi bắt đầu bằng việc đăng kí trực tuyến để đặt thiết bị và chọn ngày giờ mong muốn. Trên đường đến địa điểm, tôi được phát một chiếc điện thoại thông minh và hướng dẫn định vị để tới khu rừng nhiệt đới đó. Ngay lập tức, tôi được biến thành một bác kiểm lâm.

Tôi đi theo con đường được hướng dẫn trên màn hình và tôi có thể nhìn thấy rõ khu rừng nhiệt đới này và các loài động vật ở đó.

Cây ảo do Kristine trồng

Cuối cùng, tôi được đưa một hạt cây và được hướng dẫn để tìm vị trí trồng cái cây của mình trong khu rừng.

Theo lời cam kết với WWF, một cái cây thật sẽ được trồng ở Rimba Baling dù tôi không hề đến đó. Thậm chí tôi được cho biết tọa độ vị trí cây được trồng và xác định nó trên Google Maps. Hơn nữa, thông tin về cây cũng sẽ được cập nhật qua thư điện tử.

Triển lãm Into the Wild đang mở cửa miễn phí và tôi khuyên bạn nên ghé thăm và trải nghiệm cam kết. Hiện nó đang được tiến hành cải tạo và được mở lại vào ngày 17 tháng 4.

Việc sử dụng AR giúp bạn tạo ra sự khác biệt trên thực tế bằng việc trồng cây ảo để bảo tồn những khu rừng còn lại ở Đông Nam Á.

Bản chất công nghệ này cho tôi một cái nhìn thực tế về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.. Đây là một ý tưởng vô cùng thú vị  và cũng chính là nền tảng lý tưởng cho những sáng kiến hay các dự án trách nhiệm xã hôi doanh nghiệp ( CSR) sau này. Tôi hi vọng công nghệ này sẽ được ứng dụng để cải tạo, gìn giữ và bảo vệ hành tinh của chúng ta.

Dịch từ bài viết của Kristine Celicious trên E27

Nhấn vào đây để bình luận

Trả lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐỌC NHIỀU

Lên trên
Chuyển đến thanh công cụ