Các nhà khoa học ở Đại học Glasgow, Anh Quốc, đã phát triển thành công ra một loại da cho robot có tính năng vượt trội hơn so với da thịt con người. Loại da điện tử này sẽ giúp robot cảm nhận được đồ vật nó sờ vào không kém gì con người nhờ công nghệ gọi là haptic feedback, giống như cảm nhận khi con người cảm nhận khi sờ vào đồ vật cằng xúc giác của mình.
Giáo sư Ravinder Dahiya và nhóm nghiên cứu của mình đã tạo ra được một loại da từ silicon và graphene, có khả năng cung cấp phản hồi xúc giác (haptic feedback) cho người dùng. Lớp graphene mỏng sẽ đóng vai trò như một cảm biến, khiến cho lớp da điện tử này trở nên rất “nhạy cảm” khi được chạm vào. Nó cũng vô cùng dẻo dai và có chi phí sản xuất rẻ.
Đó là còn chưa tính đến việc loại da này còn sử dụng năng lượng mặt trời. Tay robot hoạt động nhờ một viên pin điện mặt trời và hoàn toàn tự động, không cần người điều khiển. Tấm pin mặt trời tiếp nhận ánh sáng nằm ngay dưới lớp da điện tử vô hình kia.
Bài nghiên cứu cho biết rằng loại da điện tử này có thể được dùng làm cả chân tay giả lẫn mang lên robot. Tích hợp nó lên người máy sẽ mang đến cho nó một xúc cảm mới mà chưa từng có trước đây: sự nhẹ nhàng. Nếu như một con robot có thể tự nhận biết ra thứ mà nó đang cầm nắm là mềm mỏng, nó sẽ có khả năng tự động điều chỉnh mà không cần được chỉ dạy.