Khoa học

“Phòng Ngủ đông” được xây cho hành trình không gian

Nguồn ảnh SpaceWorks

Thủ thuật hạ nhiệt

Theo trang Futurism, các sứ mệnh dài hạn về việc đưa người bay sâu vào không gian trong một khoảng thời gian rất dài luôn là một chủ đề đầy triển vọng thú vị, nhưng điều này vẫn còn đang khá xa vời - đặc biệt là khi chúng ta vẫn chưa có đầy đủ công nghệ để có thể biến ước mơ thành hiện thực.

Một điểm khiến chúng ta lưu ý đó là thời gian cần thiết để bay tới điểm đích. Sao Hỏa - điểm đến của các chương trình du hành vũ trụ - mất khoảng 6 tháng bay từ Trái Đất lên tới khu vực này. Nếu chúng ta muốn khám phá sâu hơn nữa về không gian, thì lưu ý rằng tàu vũ trụ nhanh nhất New Horizons cũng phải mất 9,5 năm để đến được sao Diêm Vương kể từ khi được phóng khỏi Trái Đất.

Khoa học viễn tưởng đã đưa ra giải đáp thách thức này bằng ý tưởng đưa các nhà thám hiểm vào giấc ngủ sâu - trạng thái ngủ đông, không hoạt động tạm thời. Nhưng việc làm chậm quá trình trao đổi chất của con người trong khi vẫn phải đảm bảo rằng họ có thể tỉnh dậy sau một thời gian rất dài, thì việc này nói dễ hơn nhiều so với việc thực hiện.

Tuy nhiên, Spaceworks được điều hành bởi John A. Bradford đang đề xuất sử dụng phương pháp mà họ gọi là “liệu pháp hạ thân nhiệt”. Quá trình này liên quan đến việc làm lạnh cơ thể (thấp hơn một chút so với 37 độ C), làm chậm nhịp tim và huyết áp. Quá trình này hiện đã được giới y khoa sử dụng. Bằng việc đưa nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân đang điều trị bệnh lý về tim hoặc bệnh lý về chấn thương não xuống 32-34 độ C, các bác sĩ sẽ có nhiều thời gian hơn để giải quyết các vấn đề bệnh lý.

Phương pháp này thường cho phép bệnh nhân trong tình trạng “ngủ đông” được từ 2 đến 4 ngày, nhưng cũng có trường hợp lên tới hai tuần. Spaceworks không chỉ tin rằng họ có thể áp dụng phương pháp này trong nhiều tháng, mà còn hy vọng rằng họ có thể tạo ra một công nghệ cần thiết để tự động hóa quy trình và áp dụng nó cho các nhiệm vụ thám hiểm không gian sâu.

Tạm dừng hoạt động cơ thể người

Nguồn ảnh SpaceWorks

Không giống như các phòng lạnh được mô tả trong phim, nơi mà từng hàng các phi hành gia “bị ngủ đông” hàng loạt, Spaceworks muốn tạo ra một phòng mở cho phép các phi hành gia có thể đi vào để “ngủ đông” trong ca trực của mình.

“Sẽ có một số hệ thống cánh tay robot và hệ thống giám sát để chăm sóc “khác hàng”. Chúng có một vài ống nội soi để làm lạnh và một vài ống để làm ấm cơ thể, để đưa cơ thể trở về trạng thái bình thường sau khoảng thời gian “ngủ đông””, ông  Bradford mô tả với một phóng viên của Quartz.

Điều này không chỉ giải quyết mối lo ngại về việc tăng trọng lượng quá nhiều cho tàu vũ trụ, mà còn đảm bảo rằng luôn có người trong trạng thái tỉnh táo để giải quyết các vấn đề khẩn cấp xảy ra và giám sát các hoạt động xảy ra.

Đối với các ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe của việc du hành vũ trụ, Spaceworks đang hướng đến việc đưa thêm các bài tập thể dục vào trong quá trình “ngủ đông”. Nhóm nghiên cứu đang tìm cách ứng dụng liệu pháp kích thích điện - phương pháp vốn đã được sử dụng để hỗ trợ các liệu pháp vật lý. Công nghệ này cũng có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề hậu cần cho các phi hành đoàn có người lái. Với các phi hành đoàn còn thức, người ta cần phải tính đến lượng thức ăn, nước uống và không khí cần thiết để có thể tồn tại được trong một khoảng thời gian rất dài. Công nghệ này cũng giải quyết các vấn đề tâm lý của các phi hành gia, hy vọng giúp họ tránh được các nỗi lo sợ, trầm cảm hoặc sợ hãi.

Theo Spaceworks, họ sẽ bắt đầu thử nghiệm trên động vật trong năm tới, sau đó sẽ là thử nghiệm trên con người trên Trạm Không gian Quốc tế.

Nhấn vào đây để bình luận

Trả lời bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

ĐỌC NHIỀU

Lên trên
Skip to toolbar