Uncategorized

Nếu Việt Nam không trở thành vệ tinh khởi nghiệp?

Ông Nam Đỗ. — Nguồn ảnh UP

Ông Nam Đỗ, Chủ tịch Up Coworking Space cho trang Cafe Biz biết Việt Nam có cơ hội lớn trong cuộc chiến giành vị trí vệ tinh khởi nghiệp trong khu vực Đông Nam Á nhưng lại “đang đứng ngoài cuộc chơi.”

Ông Nam cho rằng thung lũng Silicon tương lai sẽ là thủ đô khởi nghiệp của thế giới và bên cạnh là các vệ tinh (hub) khởi nghiệp ở các châu lục khác nhau ví dụ như London ở Châu Âu, Thượng Hải và Hồng Kông ở khu vực Đông Bắc Á. Khác với các hub đã hình thành kể trên, tại khu vực Đông Nam Á, một cuộc chiến đang xảy ra rất mạnh để giành vị trí hub khởi nghiệp của khu vực với sự tham gia tích cực của nhiều nước ngoại trừ nhóm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.

Singapore đang dẫn đầu bởi là nơi tập trung các quỹ đầu tư và có môi trường xã hội tương đồng nhất với hệ thống của Mỹ. Bên cạnh đó, Malaysia rất mạnh. Indonesia đã tham gia cuộc đua. Thái Lan đang nắm bắt với cuộc chơi rất nhanh. Ông Nam đánh giá tuy nhiên Singapore chỉ mạnh về tài chính do là nơi tập trung các quỹ đầu tư. Tuy nhiên, họ lại không chiếm được ưu thế trong 2 yếu tố còn lại là nguồn lực và thị trường.

Ông Nam cho biết là quốc gia đứng thứ 2 về dân số trong khu vực Việt Nam có một thị trường rất lớn, chỉ sau Indonesia trong khi về nguồn lực, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học công nghệ Việt Nam có vị thế tốt hơn rất nhiều. 

Thông thường khi có 2 yếu tố mạnh về thị trường và nguồn lực, dòng tiền sẽ đi vào các Startup. Tuy nhiên, dòng tiền ở Việt Nam vẫn đang vướng mắc do cơ chế chính sách chưa đủ độ mở, minh bạch để các quỹ nước ngoài rót tiền vào. Cơ chế thành lập doanh nghiệp, đặc biệt là cơ chế thoái vốn vẫn rất kém.

Ông Nam cho biết nếu Nhà nước tập trung vào yếu tố cơ chế, thu hút được các quỹ đầu tư vào thì Việt Nam có cơ hội trở thành hub khởi nghiệp và kết nối trực tiếp với Thung lũng Silicon còn nếu “cứ đứng bên lề cuộc đua, Việt Nam sẽ bị chảy máu nhân tài”. Ông giải thích vì nếu Singapore trở thành hub khởi nghiệp khu vực Đông Nam Á, đất nước này sẽ thu hút toàn bộ nhân tài Việt Nam về với họ.

Theo thống kê, hiện Việt Nam có hơn 1,500 công ty khởi nghiệp khác nhau. Gần đây chính phủ cũng rất quan tâm tới hoạt động của các công ty khởi nghiệp và coi đó là một trong những động lực mới cho phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng các cơ chế chính sách vẫn chưa có thay đổi đáng kế để thúc sự phát triển cần có của các công ty khởi nghiệp trong nước.

 

Nhấn vào đây để bình luận

Trả lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐỌC NHIỀU

Lên trên
Chuyển đến thanh công cụ