Dù đã bỏ lỡ cuộc cả 3 cuộc cách mạng công nghiệp lớn nhất thế giới nhưng Việt Nam sẽ không để lỡ cuộc cánh mạng công nghiệp lần thứ 4, cuộc cách mạng công nghệ kết nối thế giới thực, thế giới ảo và thế giới sinh vật trên nền tảng internet vạn vật (IoT).
Đó là nhận định của tiến sĩ Mai Liêm Trực cựu thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam (nay là Bộ Thông tin & Truyền thông) tại hội nghị Asia IoT Business Platform, lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và hội nghị lần thứ 11 hội nghị này được diễn ra trong khuôn khổ các nước Đông Nam Á trong hai ngày cuối cùng của tháng 11 tại Hà Nội.
Theo đánh giá của công ty Gartner, với dân số trẻ giàu tiềm băng công nghệ và có một trong các hệ sinh thái khởi nghiệp tốt nhất khu vực, Việt Nam đang chiếm ở vị trí hàng đầu về dịch vụ gia công về ngành công nghệ thông tin tại Châu Á.
Ông Zaf Coelho, Giám đốc dự án Asia IoT Business Platform cho biết Việt Nam có phần hơi rời rạc trong việc ứng dụng công nghệ IoT, nhưng đây chính là thời cơ vàng để Việt Nam có thể tận dụng tối đa những lợi ích mà IoT mang lạI trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội và tăng cường vị trí cạnh tranh cuả mình.
Đại diện các công ty công nghệ hang đầu của Việt Nam như VNPT hay Viettel đều nhận định xu hướng Internet vạn vật (IoT) đang là xu thế dẫn đầu trong ngành công nghệ Việt Nam trong lức đó đại diện của hai bộ chủ quản là Bộ Thông tin Truyền thong và Bộ Khoa học Công nghệ đều cho biết chính phủ Việt Nam rất chú trọng tới phát triển công nghệ số vốn đầu tư ngân sách nhà nước lên gần 112 triệu USD đầu tư cho ngành công nghệ thông tin và truyền thông tính đến năm 2020.
Ngoài đầu tư bằng nguồn ngân sách nói trên, chính phủ Việt Nam còn đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích những doanh nghiệp trong nước và quốc tế trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung và IOT nói riêng tại Việt Nam.
Ông Dương Tôn Bảo, lãnh đạo bộ Thông tin Truyền thông cho biết chính phủ dành nhiều ưu đãi khác nhau cho các công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các doanh nghiệp khởi nghiệp khi đầu tư phát triển công nghệ bao gồm các cả nền tảng IoT, một trong những lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam.
Công nghệ IoT đang nhận được rất nhiều sự quan tâm cũng như đầu tư từ các công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam. Cả VNPT và Vettel đều khẳng định IoT đang là xu thế dẫn đầu trong phát triển công nghệ.
Ông Phạm Anh Tuấn, phó Tổng giám đốc VNPT cho biết tập đoàn sẽ đóng vai trò là một nhà cung cấp hạ tầng tốt nhất tạo điều kiện cho IoT phát triển tốt nhất đặc biệt là tăng tốc và đẩm bảo chất lương tốt nhất cho hệ thống băng thông tại Việt Nam. Việt Nam đã phát triển mạng 3g, giờ là 4g và trong tương lai là mạng 5g và tất cả không nằm ngoài việc phục vụ tốt nhất cho phát triển công nghệ bao gồm IoT tại Việt Nam.
Ông Tuấn cho biết việc vận dụng kết hợp các công nghệ IoT có thể hạn chế chi phí sai sót và đạt đến doanh thu tối đa. Ông cho biết thêm, mới đây, VNPT đã cho ra mắt gói giải pháp hoàn chỉnh về IoT mang tên Smart Connected Platform (SCP) áp dụng cho các ngành dọc khác nhau như nông nghiệp, giao thông vận tải, chăm sóc sức khỏe và sản xuất.
VNPT cũng đang triển khai kế hoạch xây dựng thành phố thông minh ở nhiều thành phố tại Việt Nam trên hệ thống đèn và điện thông minh nhằm hạn chế những vấn đề thường xảy ra tại các thành phố đông dân này.
Đại diện của Viettel cũng cho biết thêm vì IoT liên quan tới rất nhiều khâu, nhiều nguồn lực như nhà mạng, nhà phát triển phần mềm, các apps, và nhiều mảng khác, Việt Nam cần phải xã hội hoá mọi nguồn lực liên quan tới IoT giúp cho lĩnh vực này phát triển tốt nhất.
Ngoài VNPT hay Viettel, lãnh đạo của những công ty hiện đang phát triển trên nền tảng IoT từ Uber, Vinamilk cũng chia sẻ những ví dụ thực tiễn cùng những nhận thức và quan niệm về việc ứng dụng công nghệ IoT trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như là, áp dụng hoạt động phân tích cơ sở dữ liệu để xác định mô hình giao thông,sử dụng điện toán đám mây để tăng cường hệ sinh thái và an ninh mạng trong thời đại IoT.