Elon Musk, nhà sáng lập của SpaceX, người ước vọng chinh phục sao Hỏa mới đây có ý định phóng vệ tinh phủ internet tốc độ cao lên toàn cầu. Tuy nhiên ý định này của Musk luôn vấp phải mối đe dọa mang tên Trung Quốc.
Ngày 15/11 vừa qua, SpaceX đã gửi hồ sơ yêu cầu Ủy ban Truyền thông Mỹ (FCC) cho phép phóng 4.425 vệ tinh, gấp hàng trăm chiếc vệ tinh hiện đang có trong quỹ đạo Trái Đất kể những cái hết thời gian hoạt động nhằm phủ sóng Internet toàn cầu nhưng trước đó rất lâu tỉ phú này đã biết Trung Quốc có thể là vật ngáng đường bước tiến này.
Hiện tại Trung Quốc đang quản lý truy cập internet của gần 1,4 tỷ dân qua công cụ Tường lửa nhằm kiểm duyệt những trang tin tức nước ngoài hay bất kỳ những gì mà chính phủ nước này không vừa ý,
Musk từng nói ông ta hy vọng sẽ đưa mạng internet đến mọi quốc gia nhưng chắc chắn chính phủ Trung Quốc sẽ cho phép loại internet không kiểm duyệt của SpaceX tới nước này. Và Musk cũng từng lo sợ Trung Quốc có thể phá hủy các vệ tinh của của mình và thậm chí nghĩ rằng ông ta sẽ không phủ vệ tinh ở quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Theo tờ Business Insider, ông Musk hoàn toàn có lý do để sợ quân đội Trung Quốc sẽ phá vệ tinh của mình như cách họ phá hủy vệ tinh của Mỹ đã làm nổ một đài quan sát mặt trời cũ có tên Solwind thành hơn 280 mảnh.
Ngoài ra, trong vụ thử nghiệm chống vệ tinh của FY-1C năm 2007 của Trung Quốc, đã có tới gần 4.000 mảnh vỡ bay khắp quỹ đạo với tốc độ hàng nghìn km một giờ.Có nhiều mảnh nhỏ như viên đạn khiến các trạm radar mặt đất tiên tiến nhất cũng không thể theo dõi được. Trong thực tế, các mảnh vỡ của FY-1C đã phá hủy một vệ tinh Nga và gần như va đập mạnh vào Trạm vũ trụ quốc tế.
Mà kể cả khi Trung Quốc không tiến hành các biện pháp phá hủy vệ tinh (mà thực tế là họ vẫn tiến hành), SpaceX vẫn phải đối phó với mối đe dọa dai dẳng khi rác vũ trụ lao vào các vệ tinh internet – và tạo ra vô số nguy hiểm.
Kế hoạc phủ sóng của Elon Musk
Theo cơ sở dữ liệu của Liên hiệp các nhà khoa học, có 1.419 vệ tinh hoạt động hiện đang quay quanh Trái đất và khoảng 2.600 vệ tinh ngừng hoạt động vẫn tồn tại trong không gian.
Tới đây hạm đội vệ tinh của SpaceX sẽ còn lớn hơn tất con số này. Một số vệ tinh viễn thông lớn nhất có thể nặng vài tấn, kích thước bằng chiếc xe buýt, và quỹ đạo từ một điểm cố định khoảng 22.000 dặm, hoặc 35.000 km, trên Trái đất. Tuy nhiên, không có chuẩn chung cho các vệ tinh viễn thông. Mỗi vệ tinh của SpaceX sẽ nặng khoảng 386 kg, kích thước bằng một chiếc xe MINI Cooper. Các vệ tinh sẽ quay ở các độ cao khác nhau, từ 715 dặm (1.150 km) đến 790 dặm (1.275 km).
Từ vị trí này, SpaceX cho biết, mỗi vệ tinh có thể bao phủ một khoảng không hình elip rộng tầm 1.300 dặm (2.120 km).
SpaceX cho biết “Hệ thống này được thiết kế để cung cấp một loạt các dịch vụ băng thông rộng và thông tin liên lạc cho người sử dụng, cho các doanh nghiệp, thể chế, chính phủ và người dùng chuyên nghiệp trên toàn thế giới”,
Hồ sơ của SpaceX gửi lên FCC gồm 2 giai đoạn. Đầu tiên, SpaceX muốn đưa 1.600 vệ tinh lên, sau đó thêm 2.825 vệ tinh nữa ở các độ cao khác nhau.
“Với việc triển khai 800 vệ tinh đầu tiên, SpaceX sẽ có thể cung cấp cho phủ sóng dịch vụ băng rộng trên toàn nước Mỹ và quốc tế”, SpaceX chia sẻ. “Khi đã triển khai đến giai đoạn cuối cùng, hệ thống sẽ có thể cung cấp băng thông cao (lên đến 1 Gbps trên mỗi người dùng), các dịch vụ băng thông rộng độ trễ thấp cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp tại Mỹ và trên toàn cầu”.
Trong cuộc nói chuyện hồi tháng 1/2015, Musk cho biết toàn bộ hệ thống “có chi phí từ 10 hoặc 15 tỷ USD, có thể nhiều hơn. Sau đó, người dùng sẽ phải sắm thiết bị đầu cuối có giá ít nhất 100 đến 300 USD, tùy thuộc vào loại thiết bị”.
Tốc độ 1 gigabit/giây trên toàn cầu sẽ là rất lớn. Theo Akamai, tốc độ internet trung bình trên toàn cầu vào cuối năm 2015 là 5,1 Mbps, chậm hơn so với mục tiêu SpaceX khoảng 200 lần.
SpaceX cũng cho biết hiện có khoảng 4,2 tỷ người chiếm 57% dân số thế giới chưa được truy cập internet do nhiều lý do, nhưng thường là do chưa có kết nối hoặc chi phí kết nối quá đắt”.