Khoa học

IBM dùng smartphone để phát hiện và chẩn đoán ung thư da

Chức năng máy ảnh trên smartphone hầu như tham gia vào mọi việc chứ không chỉ chụp chụp ảnh, selfie đăng lên lên Snapchat, Instagram, nó có thể scan, dùng nhận diện và giờ với công nghệ của IBM nó giúp phát hiện ung thư da.

Theo các nghiên cứu, Melanoma, dạng nguy hiểm nhất trong các loại ung thư da, là nguyên nhân của hơn 10.000 ca tử vong ở Mỹ chỉ tính riêng trong năm 2016. Hiện các nhà khoa học vẫn đang chật vật tìm cách để phát hiện và phòng ngừa căn bệnh này ở giai đoạn sớm nhất.

Với nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học máy tính của IBM, thì ứng dụng máy ảnh được sử dụng để phát hiện ung thư da. Cụ thể, trong một bài viết trên IBM Research Blog, Tiến sỹ Noel Codella đã đề ra một giải pháp xác định sớm những dấu hiệu của melanoma qua ảnh chụp da, nhằm mục đích nhanh chóng đưa ra những liệu pháp điều trị kịp thời.

Về mặt lý thuyết, cơ chế vận hành phương pháp này cũng khá đơn giản: Khi nhận thấy một dấu hiệu khả nghi trên da của mình, chúng ta có thể sử dụng chức năng camera để chụp lại phần da đó rồi gửi lên một nền tảng dịch vụ phân tích có khả năng xử lý thông tin hình ảnh và xác nhận nguy cơ mắc bệnh.

Trước IBM,  cũng đã từng xuất hiện nhiều ứng dụng hoạt động với chức năng tương tự, nhưng kết quả nhận được lại có xác suất sai lệch rất lớn, lên đến 93% vào năm 2013. Hiện tại  IBM đang phát triển một công cụ phân tích ảnh số mạnh mẽ và tin cậy hơn rất nhiều so với độ chính xác hơn nhiều.

Điểm mấu chốt cho thành công của phương thức này nằm ở 2 yếu tố. Đầu tiên là sự xuất hiện và áp dụng phổ biến của Dermascope - những thiết bị có thể tích hợp bên trong camera của smartphone nhằm mục đích tối ưu hóa tính năng xử lý ảnh chụp thương tích để gửi lên hệ thống.

Tiếp theo, quan trọng hơn là tiềm năng phát triển của một nền tảng dữ liệu được xây dựng để đối chiếu kế quả gửi lên, sau đó phân tích và phản hồi chính xác nhất kết quả lại người gửi. Được biết, cơ sở dữ liệu sẽ được hỗ trợ bởi công nghệ machine-learning của IBM, tính năng nhận diện hình ảnh và dữ liệu đám mây nữa.

Toàn bộ hệ thống được hợp tác thiết lập cùng với Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Sloan Kettering và ISIC. Nếu xét trên từng công trình riêng lẻ của mỗi bên độc lập thì sẽ khó mà đem lại kết quả triệt để, nhưng khi bắt tay với nhau hiện thực hóa công nghệ này thì lại là cả một chuyện khác. Sau 2 năm tiếp tục phát triển và hoàn thiện, thành tích mà đội ngũ phụ trách đạt được đã tăng lên gấp 3 lần về mặt hiệu quả.

Thống kê về dự án vào năm 2017 trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển của IBM vào năm sau.

Tất nhiên công nghệ của IBM không phải hoàn toàn để dành cho việc chẩn đoán bệnh, mà sẽ phục vụ như một công cụ hỗ trợ các bác sỹ chuyên nghiệp trong công cuộc đương đầu với căn bệnh này. “Nếu bạn đang gặp nguy cơ mắc bệnh thì bác sỹ mới là người đảm bảo khả năng chữa bệnh cho bạn,” Codella phát biểu.

Và đương nhiên, cũng như nhiều phát kiến khoa học khác, công nghệ này sẽ còn trải qua nhiều thử nghiệm gắt gao nữa trước khi thực sự được đưa vào áp dụng cho toàn cộng đồng. May mắn là cơ sở dữ liệu khổng lồ thu thập bấy lâu nay sẽ giúp rút ngắn quá trình đó.

Dù sao thì Codella vẫn muốn nhấn mạnh một điều rằng dù máy móc có hiện đại đến mấy, chúng vẫn còn cả một chặng đường dài nữa trước khi có thể sẵn sàng thay thế chuyên gia thực thụ là con người. “Đây mới chỉ là khởi đầu mà thôi,” ông cho biết. “Chưa phải lúc quyết định đâu. Chúng ta vẫn cần thêm một thời gian hợp tác và quyết định nữa.”

Nhấn vào đây để bình luận

Trả lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐỌC NHIỀU

Lên trên
Chuyển đến thanh công cụ