Khi mới đến Việt Nam, nhiều người đã rất ấn tượng bởi những điểm số của các công ty công nghệ có đội ngũ kỹ sư và gia công phần mềm hùng hậu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được. Chính vì thế, Việt Nam được coi là một địa điểm đến an toàn cho những nhà đầu tư vào khởi nghiệp và công nghệ. Những người đã từng làm việc tại Việt Nam trong nhiều năm qua luôn quảng bá rằng quốc gia Đông Nam Á này có tiềm năng lớn, đặc biệt trong bối cảnh các nước khác trong khu vực đã hoạt động hết công suất. Thế nhưng, hãy bình tĩnh xem xét lại quá trình phát triển của nền kinh tế khởi nghiệp và công nghệ ở Việt Nam truuwocs khi đưa ra bất cứ kết luận gì.
Những người ngoài cuộc chắc chắn sẽ trầm trồ kinh ngạc về năng lực kỹ thuật của Việt Nam sau khi Misfit Wearables công ty khởi nghiệp tại Việt Nam được Fossil mua lại trong năm 2015 đối với giá 260 triệu USD. Hẳn nhiên Việt Nam là một địa điểm công nghệ hấp dẫn nhưng nếu gọi nơi này là Thung lũng Silicon tiếp theo thì quá phóng đại rồi. Thật ra, hệ sinh thái khởi nghiệp giống như Thung lũng Silicon trên thế giới này chỉ có thể ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, không phải Việt Nam không có những công ty khởi nghiệp công nghệ nổi trội. Công ty VNG, chuyên về game, truyền thông và thông tin công nghệ được cho là có giá trị “kỳ lân”. Hay Momo, một công ty thanh toán dạng ví trực tuyến nhận khoản đầu tư lớn chưa từng có là 28 triệu USD từ Standard Chartered và Goldman Sachs. Và còn hàng loạt các công ty tương tự có thể cạnh tranh ở mức độ toàn cầu hay khu vực. Thế nhưng những điểm sáng đó không đồng nghĩa với một hệ sinh thái lành mạnh mà chỉ có thể coi là những hình thái phát triển khác biệt nhờ vào môi trường văn hoá mạng mẽ, nền tảng kỹ thuật tốt, và quan hệ độc đáo tại Việt Nam mà thôi.
Một trong những thay đổi kinh tế lớn nhất ở Việt Nam hiện nay là chính là sự cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Nhưng xu hướng chủ đạo chính là sự thâu tóm , sáp nhập trên mọi lĩnh vực kinh tế truyền thống như bất động sản hay bán lẻ. Trong khi đó, ngành công nghệ phát triển khá manh mún, tự phát, mạnh ai, nấy làm. Việt Nam có rất nhiều các công ty công nghệ tầm trung, nhưng lại rất hiếm những ứng cử viên tầm cỡ như VNG. Nếu các công ty công nghệ Việt Nam theo gót các công ty các ngành công nghiệp khác, thì sẽ xuất hiện những gã khổng lồ sẽ đến và thâu tóm họ. Và nếu các công ty công nghệ Việt không tự thân vận động để phát triển lớn hơn nữa, chẳng mấy chốc họ sẽ bị xoá sổ trên đấu trường công nghệ mà thôi.
Chính sự phát triển không đồng bộ của các công ty công nghệ Việt Nam đã lộ rõ hệ sinh thái khởi nghiệp quá cồng kềnh để có thể xử lý sự cạnh tranh từ các công ty khốc liệt của các đối thủ nước ngoài lanh lẹ và nhiều tiềm lực hơn. Tất nhiên ngược lại, nếu các công ty trong nước có thể liên kết và tìm ra hướng đi thích hợp, cứ hãy hi vọng chúng ta sẽ trở thành một quốc gia khởi nghiệp thành công.