Chưa xử lý xong thảm hoạ Note7 và máy giặt tại Úc, mới đây Samsung tiếp tục khốn đốn với sản phẩm máy giặt có nguy cơ chấn thương tại Hoa Kỳ.
Samsung Hoa Kỳ buộc phải đưa ra thông báo kêu gọi khách hàng tự nguyện trả 2,8 triệu máy giặt cửa trên do nguy cơ gây chấn thương trong quá trình sử dụng. “Lồng giặt phía trong than máy giặt có thể bị mất cân bằng dẫn tới việc máy bị rung động quá mức quy định. Rung động quá mạnh có thể khiến phần trên của máy giặt văng ra”, Samsung giải thích trên blog của hãng.
Hành động này xảy ra sau khi người tiêu dùng Hoa Kỳ đệ đơn kiện máy giặt Samsung có nguy cơ phát nổ và lồng giặt quay điên cuồng, phụ tùng máy văng ra ngoài trong khi giặt.
Theo Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC), tính tới nay, đã có chín người bị thương do máy giặt của Samsung. Trong số đó có một người bị gãy quai hàm và một người bị tổn thương xương vai.
Phản ứng lần này của Samsung rõ ràng nhanh hơn so với lần giải quyết cháy nổ Note 7, nhưng vẫn không thể là điểm cộng cho thương hiệu này được khi mà hãng này còn chưa xử lý xong đám hỗ độn tương tự tại Úc vào năm 2013 khi công ty Hàn Quốc buộc phải thu hồi 144.451 máy giặt có nguy cơ cháy nổ.
Việc thu hồi đã được diễn ra trong hơn ba năm, nhưng gần 20% số lượng máy vẫn chưa kiểm tra hết. Đến thời diểm hiện tại, Samsung mới sửa chữa được 32.000 máy được đánh giá an toàn, và 70.000 máy khác đang chờ kết luậnc ủa cơ quan đánh giá của Úc. Quan trọng nhất là người tiêu dùng ở quốc gia Châu Đại Dương này không hề hài lòng với cách giải thích của Samsung.
tại Hoa Kỳ, các máy giặt bị thu hồi bao gồm những mẫu máy giặt cửa trên được sản xuất từ tháng 3/2011 tới nay. Bạn có thể xem danh sách các máy giặt bị thu hồi tại đây.
Sammsung cung khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn sửa chữa tại nhà, hoàn lại tiền, hoặc lấy phiếu giảm giá cho sản phẩm rủi ro này.
Vì thiết bị gia dụng chỉ chiếm khoảng 10% lợi nhuận hoạt động của Samsung nên ảnh hưởng của sự cố máy giặt tới lợi nhuận của hãng không khủng khiếp như sự cố Note 7.
Với dòng điện thoại thông minh, chắc chắn hãng này sẽ phải xem xét toàn bộ khâu R&D của mình trước khi triển khai Galaxy S8 nếu không muốn có kết quả bi đát như Note 7.
Ông lớn Hàn Quốc phải nỗ lực hết mình để giành lại niềm tin của người tiêu dùng đối với thương hiệu của hãng. Theo khảo sát của ReportLinker 86% số người dùng điện thoại Samsung có thể vẫn gắn bó với công ty sau sự cố Note 7.
Đến thời điểm hiện tại Samsung vẫn chưa nêu tên bất cứ nhà cung cấp pin cho Note 7 nào khác ngoại trừ Samsung SDI. Samsung cũng chưa chính thức đổ lỗi cho SDI hay bất kỳ của các đơn vị và các đối tác của mình. Họ vẫn nói nguyên nhân sự cố có thể nằm trong phần vỏ máy, phần mềm, hoặc bảng mạch của Note 7.