Trong một bài viết được BBC đăng tải gần đây, tác giả đã đặt ra một câu hỏi: “Liệu Việt Nam có thể trở thành Thung lũng Silicon tiếp theo không?”. Nếu bạn chưa đọc bài viết đó thìbạn có thể nhấp chuột vào đường dẫn và xem nội dung.
Là một người đã và đang viết rất nhiều về hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam, tôi có một vài khúc mắc với bài viết này, và nghĩ rằng nên nhìn lướt qua xem lý do tại sao câu hỏi này không phù hợp với Việt Nam.
Không hệ sinh thái khởi nghiệp nào có thể trở thành Thung lũng Silicon
Hãy bắt đầu với tiền đề của câu hỏi. Vivienne hỏi rằng liệu Việt Nam có thể trở thành Thung lũng Silicon tiếp theo hay không. Tuy nhiên vấn đề ở đây là câu hỏi này xuất phát từ một tiền đề sai lầm rằng bất cứ hệ sinh thái khởi nghiệp nào rồi cũng sẽ trở thành Thung lũng Silicon vào một ngày nào đó.
Tôi nghĩ rằng có thể cách đây 2 năm hay thậm chí là 10 nămsẽ là hợp thời nếu đưa ra câu hỏi rằng liệu các hệ sinh thái non trẻ của thế giới, từ New York cho đến Berlin và Bắc Kinhcó thể trở thành một Thung lũng Silicon mới hay không. dần dần trong cuộc đối thoại, người ta nhận ra rằng đây đơn giản là một câu hỏi không khả thi và không công bằng. Như cuốn sách: The Rainforest: The Secret to Building the Next Silicon Valley (tạm dịch: Rừng mưa nhiệt đới: Bí mật kiến tạo nên Thung lũng Silicon tiếp theo), một cuốn sách viết về sự phát triển các hệ sinh thái khởi nghiệp đãmô tả chi tiết rằng Thung lũng Silicon là một hiện tượng đơn nhất được tạo ra từ hàng trăm năm lịch sử nước Mỹ.
Các cô gái trẻ mặc áo dài tại Hồ Hoàn Kiếm (CC BY 2.0 Leo qua Wikimedia Commons)
Xét về mặt lịch sử, Thung lũng này đã có hơn một trăm năm phát triển, bắt đầu với những khoản đầu tư từ chính phủ Mỹ về radio và công nghệ thời chiến. Đối với bất cứ hệ sinh thái khởi nghiệp nào trên thế giới, điều bất khả thi là phải bắt kịp với những gì mà Thung lũng Silicon đã gây dựng.
Cuộc đối thoại xung quanh vấn đề phát triển các hệ sinh thái khởi nghiệp đã chuyển từ câu hỏi làm cách nào để trở thành Thung Lũng Silicon sang hai phần chính khác: 1) Chúng ta có thể lấy đi những thứ gì phù hợp với mình từ Thung lũng Silicon và 2) Chúng ta giỏi hoặc đặc biệt trong lĩnh vực gì để có thể phát triển lên thành một hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ mạnh hơn.
TL;DR Sẽ là ngu ngốc nếu trở thành Thung lũng Silicon tiếp theo vàviệc cần thiết bây giờ là làm thế nào để hoàn thiện chính mình.
Ngay cả khi việc này có tính khả thi thìViệt Nam còn cách Thung lũng Silicon một quãng rất xa.
Rồi, vì mục đích tranh luận, hãy cứ chấp nhận tiền đề của BBC rằng việc trở thành Thung lũng Silicon là khả thi, vậy Việt Nam còn cách cái đích này bao xa nữa?Tính bằng năm? Tôi nghĩ rằng Việt Nam còn cách mục tiêu đó hơn 60 năm nữa đấy.
Một số người đã cảm thấy kinh ngạc khi tôi đưa ra con số lớn như vậy. “60?!? Thật ư?!”, họ nghĩ vậy. Hừm, thực ra thậm chí có thể lên đến 100 năm đấy.
Nghiêm túc mà nói, Thung lũng Silicon được kiến tạo từ cái gì? Các công ty tỷ đô với hàng tỷ người dùng của những công ty đó. Vùng đất này như một thỏi nam châm tài năng kéo về bên nó những kỹ sư, nhà quản lý và doanh nhân giỏi nhất trên toàn thế giới. Nó chứa trong mình những trường đại học hàng đầu như Stanford và vườn ươm khởi nghiệp như Y Combinator.
Hãy tính nhanh rằng Apple làcông ty có giá trị nhất của Thung lũng Silicon và của thế giới với trị giá trên 530 tỷ USD vào thời điểm bài này được viết. Trong khi đó, GDP của Việt Nam năm 2013 đạt 170 tỷ USD. Chỉ thực tế này thôi đã khiến mọi thứ về đúng vị trí của mình.
Thung lũng Silicon tiến nhanh hơn mỗi ngày
Chúng ta cũng đang sống trong một thời điểm chưa từng có tiền lệ, khi mà mặc dù các hệ sinh thái khởi nghiệp đang lớn mạnh rất nhanh (Los Angeles, New York, London, Bắc Kinh, Singapore và nhiều quốc gia khác đang tạo ra các công ty công nghệ tỷ đô), tầm ảnh hưởng của Thung lũng Silicon lên các trường đại học công nghệ cũng ngày càng gia tăng.
Thung lũng Silicon đang trải qua giai đoạn chưa từng có tiền lệ về tăng trưởng đầu tư (mặc cho các biến động của thị trường) và năng suất khởi nghiệp. Hơn nữa, các công ty lớn nhất tại Thung lũng Silicon cũng đang trở nên mạnh và nhanh chân hơn bao giờ hết.
Hãy nhớ rằng chỉ cách đây 5 nămGroupon đã phải mở đường tiến vào các thị trường mới, nơi mà những đối thủ cạnh tranh bản địa đang sao chép mô hình của nó. Không còn nghi ngờ gì nữa, Uberđã có được bài học kinh nghiệm và tích cực mở rộng trên toàn thế giới nhanh hơn bất cứ công ty khởi nghiệp nào khác cùng thời với nó. Cùng lúc đó, những gã khổng lồ như Google thậm chí vẫn có thể hủy diệt các doanh nghiệp khởi nghiệp lớn như Dropbox.
Vì vậy, mặc dù vẫn còn cơ hội, nhưngnhững gã khổng lồ vẫn luôn chậm chân hơn các doanh nghiệp khởi nghiệp mới có ý tưởng sâu sắc (và đôi khi là nguồn ngân sách lớn) theo một cách nào đócuộc chơi đã vẫn thay đổi hoàn toàn.
Ngay khi phần còn lại của thế giới bắt kịp với Thung lũng Silicon trên đường đua thì Thung lũng Silicon đã chạy được thêm 20 vòng phía trước rồi.
Việt Nam hiện đang ở đâu
Ở khu vực Đông Nam Á, hầu hết mọi người đều nhìn về Indonesia, Singapore và Malaysia. Các quốc gia như Philippines, Thái Lan, Việt Nam và phần còn lại vẫn chưa được đánh giá cao. Các quốc gia này thường là quá nhỏ hoặc chưa đủ phát triển đối với những nhà đầu tư nghiêm túc. Do tình hình chính trị và hệ thống luật pháp không minh bạch, một số nhà đầu tư quốc tế đã không ngó ngàng gì đến Việt Nam.
Mặc dù vậy, Việt Nam đã có màn thể hiện ấn tượng trong 10 năm qua nhờ việc tạo ra các doanh nghiệp khởi nghiệp lớn như VNG, Appota, Tiki, VC Corp, Coc Coc, Adatao, KMS, Misfit, Gotit và nhiều hơn nữa. Đây là một trong những điểm thú vị nhất về Việt Nam. Làm thế nào mà một quốc gia vốn vẫn là ẩn số so với rất nhiều các nước khác trong khu vực, lại có thể thể hiện độ chín muồi khi được nhìn nhận gần hơn. Hãy nhớ rằng trong năm 2014, Việt Nam có tất cả khoảng 28 thương vụ đầu tưthì trong năm 2015, con số này đã lên tới 67. Và tất cả mọi chỉ số đều đang cho thấyrằng con số đó sắp sửa tăng gấp đôi một lần nữa.
Tại sao lại như vậy? Bên trong hộp đen của Việt Nam ẩn chứa cái gì?
4 vũ khí bí mật của Việt Nam: tài năng công nghệ, nước Mỹ, độ chín muồivà văn hóa
Trong toàn khu vực, Việt Nam được biết đến rộng rãi với tư cách là một trung tâm công nghệ. Việt Nam sở hữu các tài năng công nghệ lớn. Việt Nam có nguồn cung lớn các tài năng kỹ sư tập sự, tầm trung và đôi khi cấp cao, những người đang làm các công việc thuê ngoài, sản phẩm và thiết kế cho các công ty Mỹ cũng như các công ty khắp khu vực Đông Nam Á. Rõ ràng là Việt Nam không thể cạnh tranh với những nước như Trung Quốc và Ấn Độ về chất lượng và số lượng, nhưng đây cũng chính là một lợi thế cạnh tranh. Việt Nam đang tạo ra các studio di động, các công ty thuê ngoàivà những nhóm tập trung vào sản phẩm hoạt động ở đẳng cấp thế giới.
Nếu bạn xem xét kỹ hơn các công ty có trụ sở tại Mỹ hoặc nhận được khoản đầu tư từ Mỹ thìViệt Nam rất đặc biệt trong khu vực nhờ vào tầm ảnh hưởng này. Không còn nghi ngờ gì nữa, điều này Đchính là kết quả của cộng đồng hải ngoại 1) sống ở Thung lũng Silicon hoặc 2) là người Mỹ gốc Việt (Việt Kiều) hoặc những người Việt Nam sống ở nước ngoài, những người đã trở lại Việt Nam để sinh sống. Mối liên kết này đã tạo ra các công ty như: Misfit Wearables (mua lại bởi Fossil với giá 200 triệu USD), Tappy (thâu tóm bởi Weeby), Adatao (nhận 15 triệu USD đầu tư từ a16z) và nhiều hơn nữa.
Chủ yếu nhờ vào sự giúp đỡ của IDG Ventures trong việc kêu gọi được 100 triệu USD để cấp vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam (bao gồm VNG) và tầm ảnh hưởng sâu rộng của FPT -,một trong những công ty công nghệ lớn nhất tại Việt Nam, Việt Nam được coi là một trong nhữnghệ sinh thái khởi nghiệp lâu năm. VNG đã có 11 năm hoạt động và có giá trị hơn 1 tỷ đô la. Điều này khá đặc biệt trong khu vực. Việt Nam là một hệ sinh thái lớn tuổi và có độ chín. Việt Nam sở hữu một đội ngũ đông đảo các nhà quản lý, nhà sáng lập cũ, những người phát triển sản phẩm và các kỹ sư biết cách tạo ra doanh nghiệp. Và tất cả những điều này đang ngày càng trở nên quan trọng hơn khi mà Việt Nam đang trải qua chu kỳ đầu tư và khởi nghiệp gần đây nhất (ví dụ: Seedcom và sắp tới là 500 Startups).
Văn hóa Việt Nam đặc biệt năng nổ và có tính kinh doanh. Mặc dù người Việt Nam khá vị kỷ, từ đó dẫn đến đa số các doanh nghiệp đều không có người đồng sáng lập nhưng nó cũng tạo ra một môi trường có tính cạnh tranh cao - nơi mà các công ty sẽ làm gần như mọi thứ để giành chiến thắng. Bạn sẽ thấy rằng sự quyết tâm kiểu này không thường thấy ở khu vực Đông Nam Á. Người Việt Nam muốn tự làm chủ và muốn có quyền sở hữu đối với vận mệnh và doanh nghiệp của riêng mình. Đây là con dao hai lưỡi, nhưng cũng là điểm mà hầu hết mọi người đều không có.
Việt Nam thực sự đang đi về đâu
Với những điều đã chỉ ra ở trên, không còn nghi ngờ gì nữa,Việt Nam đang có một số yếu tố cho phép nó có thể tiếp tục phát triển với tư cách là một hệ sinh thái khởi nghiệp. Không còn nghi ngờ gì nữa, năm 2016 và 2017 sẽ là những năm rất tốt cho Việt Nam. Nhưng vẫn còn một loạt các câu hỏi vẫn chưa có đáp án mà Việt Nam cần phải giải quyết. Và tôi sẽ để bạn tự tìm ra lời giải. Nếu hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam có thể trả lời những câu hỏi này như một cộng đồng thống nhất từ các công ty khởi nghiệp non trẻ tới thượng tầng quốc gia thìchúng ta sẽ thấy một Việt Nam đầy ấn tượng tiến vào vũ đài thế giới.
- Liệu một công ty Việt Nam có thể tiến hành IPO trong hai năm tiếp theo không?
- Liệu chính sách của Việt Nam có thể giúp người nước ngoài dễ dàng đầu tư vào các dự án khởi nghiệp ở Việt Nam hơn không?
- Liệu Việt Nam có thể tạo ra một lớp các nhà đầu tư sẵn sàng đặt cược nhỏ vào những công ty tiềm năng vẫn đang đi tìm bản sắc của mình không?
- Liệu những công ty giống nhau này có thể học hỏi khả năng lãnh đạo, quản lý, phát triển sản phẩm và công nghệ để phát triển trong nước và vươn ra thế giới không?
- Liệu người Việt Nam nói chung có thể học tiếng Anh và học cách hội nhập với các nền văn hóa thế giới không?
- Liệu Việt Nam có thể thúc đẩy theo cấp số nhân mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ để đạt hiệu quả tích cực không?
- Liệu các doanh nghiệp khởi nghiệp củaViệt Nam có thể giải quyết các vấn đề thực tế liên quan đến khách hàng không?
bài này ban đầu xuất hiện tại Vietcetera .